Vì sao thẩm phán toà án nhân dân không đội tóc giả khi xét xử?
Vì sao thẩm phán toà án nhân dân không đội tóc giả khi xét xử?
Theo Điều 1 Quyết định 210/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định về trang phục xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân là áo choàng dài tay màu đen có kiểu dáng, chất liệu, họa tiết cụ thể như sau:
- Kiểu dáng: Chiều dài áo tương ứng tỷ lệ 75% dài gáy gót. Áo được thiết kế hai thân trước một thân sau. Thân trước áo mỗi bên có xếp hai ly lật về phía sườn. Thân sau áo có xếp ba ly, một ly ở giữa áo, hai ly còn lại chia đều sang hai bên, lật về phía nách. Trên vai lót có thêm đáp đô ở phần cổ sau, bên trong bằng vải chính, chiều cao 9 cm, chiều rộng theo vòng cổ. Áo đóng mở bằng dây kéo khóa nhựa có màu như màu nẹp áo.
Bác tay hình cong, chiều cao 15 cm, bên trong có lót đến cửa tay. Cầu vai hình cánh dơi, chiều cao 16 cm.
Nẹp áo hai bên hình cong có độ rộng 8 cm, nẹp áo ngoài rộng 8 cm, nẹp lót trong rộng 5 cm. Đầu tay hai bên có xếp 8 ly nhỏ, 4 ly lật về phía trước, 4 ly lật về phía sau.
Áo có ken vai làm bằng ken bông ép.
- Chất liệu: Chất liệu là loại vải tốt, sử dụng phù hợp với thời tiết, khí hậu các vùng miền khác nhau.
- Họa tiết: Áo màu đen phối nẹp, bác tay và cầu vai tương ứng với từng ngạch Thẩm phán, cụ thể như sau:
- Áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nẹp áo, bác tay và cầu vai màu đỏ có họa tiết hình kỷ hà, viền lé màu vàng.
- Áo choàng xét xử của Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp: Nẹp áo, bác tay và cầu vai màu đỏ boóc đô, có họa tiết hình kỷ hà, viền lé màu vàng đồng.
- Kiểu dáng, họa tiết trang phục áo choàng xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân được minh họa cụ thể tại các phụ lục ảnh ban hành kèm theo Quyết định 210/QĐ-TANDTC năm 2017.
Như vậy Tòa án nhân dân tối cao đã quy định cụ thể chi tiết trang phục xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân trong đó không quy định thẩm phán toà án nhân dân đội tóc giả khi xét xử.
Vì sao thẩm phán toà án nhân dân không đội tóc giả khi xét xử? (Hình từ Internet)
Thẩm phán được hưởng các chế độ chính sách gì?
Theo Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định thì Thẩm phán được hưởng các chế độ chính sách như sau:
- Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.
- Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.
- Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.
- Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.
- Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.
- Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm phán chịu trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
Trách nhiệm của Thẩm phán
1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
3. Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.
4. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
5. Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.
Theo đó Thẩm phán chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình.
Trường hợp thẩm phán có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Ngoài ra nếu Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?