Văn phòng Thừa phát lại cung cấp bản sao vi bằng trong những trường hợp nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong những trường hợp nào Văn phòng Thừa phát lại sẽ cung cấp bản sao vi bằng đã lập và đối với vi bằng đã được Thừa phát lại lập rồi thì có được sửa chữa lại không?

Văn phòng Thừa phát lại cung cấp bản sao vi bằng trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc cấp bàn sao vi bằng như sau:

Cấp bản sao vi bằng
1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
2. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng.

Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại cấp bản sao vi bằng trong các trường hợp sau đây:

- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

- Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.

Văn phòng Thừa phát lại cung cấp bản sao vi bằng trong những trường hợp nào?

Văn phòng Thừa phát lại cung cấp bản sao vi bằng trong những trường hợp nào?

Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận những sự kiện nào?

Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng
1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Theo đó, Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định.

Vi bằng do Thừa phát lại lập cần có chữ ký của những ai?

Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng như sau:

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
1. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
d) Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
g) Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
2. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể về mẫu vi bằng.

Theo đó, vi bằng do Thừa phát lại lập phải có chữ ký của Thừa phát lại, chữ ký (hoặc dấu điểm chỉ) của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Có được sửa vi bằng đã được Thừa phát lại lập không?

Căn cứ theo Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về sửa lỗi kỹ thuật vi bằng quy định như sau:

Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng
1. Trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.
2. Thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.
3. Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.

Theo đó, trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng thì Thừa phát lại được sửa lỗi đó.

Văn phòng thừa phát lại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thừa phát lại nhận chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày nào?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào Văn phòng Thừa phát lại bị tạm ngừng hoạt động?
Lao động tiền lương
Thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào tiêu chí nào?
Lao động tiền lương
Nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại là gì?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Thời gian tạm ngừng hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại là bao lâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Văn phòng thừa phát lại
305 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn phòng thừa phát lại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn phòng thừa phát lại

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Thừa phát lại: Tổng hợp văn bản hướng dẫn mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào