Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là gì? Tên của văn phòng đại diện được quy định thế nào?

Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ tại Điều 49 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Văn phòng đại diện
1. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài.
2. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thúc đẩy hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
b) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;
c) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục nghề nghiệp đã ký kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;
d) Không được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có tôn chỉ, mục đích hoạt động;
c) Đã có thời gian hoạt động giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;
d) Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
5. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được chấm dứt hoạt động theo đề nghị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong giấy phép;
b) Bị thu hồi giấy phép do văn phòng đại diện không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép lần đầu hoặc 03 tháng, kể từ ngày được gia hạn giấy phép;
c) Có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
d) Thực hiện những hoạt động ngoài nội dung ghi trong giấy phép;
đ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Theo đó, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thúc đẩy hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;

- Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục nghề nghiệp đã ký kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;

- Không được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Tên của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 15/2019/NĐ-CP quy định:

Tên của văn phòng đại diện
Tên của văn phòng đại diện gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Văn phòng đại diện”, “Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài” và “tại Việt Nam”.

Theo đó, tên của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự:

“Văn phòng đại diện”, “Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài” và “tại Việt Nam”.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp thế nào?

Căn cứ tại Điều 23 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau đây:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;
b) Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;
c) Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức đào tạo thường xuyên theo quy định tại Mục 2 Chương III của Luật này.
...

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức đào tạo đối với các trình độ đào tạo nghề nghiệp theo quy định sau:

- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông;

- Trường trung cấp tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp;

- Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có được tuyển sinh trong quá trình chờ cấp giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp không?
Lao động tiền lương
Không ký hợp đồng với giáo viên thỉnh giảng theo quy định thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Thu giấy tờ của người học không đúng quy định thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí nhà giáo giảng dạy vượt quá định mức giờ giảng thì bị xử phạt ra sao?
Lao động tiền lương
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không quản lý đầy đủ hồ sơ của người học là người nước ngoài thì bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Tuyển sinh sai đối tượng thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Tuyển sinh sai quy trình thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Lao động tiền lương
Viên chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là ai?
Lao động tiền lương
Các bước thẩm định kết quả đánh giá ngoài đối với kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
155 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào