Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không? CCV được lập Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng?
Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?
Theo quy định tại Điều 22 Luật Công chứng 2014, văn phòng công chứng là cơ quan được thành lập theo hình thức công ty hợp danh, do hai công chứng viên trở lên hợp danh, không có thành viên góp vốn. Do đó, có thể hiểu, văn phòng công chứng làm việc theo thời gian của doanh nghiệp.
Hiện nay, không có quy định chung về giờ làm việc của cơ quan, đơn vị hành chính. Tuy nhiên thông thường sẽ căn cứ vào quy định về thời giờ làm việc bình thường quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019.
Mỗi cơ quan, địa phương sẽ áp dụng khung giờ khác nhau, tùy theo tính chất công việc và địa bàn hoạt động nhưng thông thường, trong thực tế, căn cứ nội quy của từng cơ quan, doanh nghiệp thì giờ làm việc hành chính bao gồm:
- Giờ làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ vào thứ Bảy và Chủ nhật.
- Thời gian làm việc từ 08 giờ - 12 giờ; buổi chiều bắt đầu từ 13 giờ đến 17 giờ.
Ví dụ: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, quy định về thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức được đề cập tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 67/2017/QĐ-UBND, thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước như sau:
- Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc thứ 7 vào buổi sáng hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thì thực hiện theo giờ làm việc nêu trên.
Bên cạnh đó, văn phòng công chứng là một loại hình của tổ chức hành nghề công chứng được ghi nhận tại khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014.
Và theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Do đó, các văn phòng công chứng thực tế thường làm việc từ thứ Hai đến hết sáng thứ Bảy.
Vì vậy, nếu người dân có nhu cầu thì văn phòng công chứng vẫn có thể làm việc thứ Bảy hoặc thậm chí là Chủ nhật để đáp ứng nhu cầu của người dân trong hai ngày này theo nội quy của từng tổ chức hành nghề công chứng.
Việc xác định văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không thì người dân có thể theo dõi trực tiếp lịch làm việc được niêm yết tại trụ sở.
Văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không? Công chứng viên được lập Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng?
Công chứng viên được thành lập Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng?
Tại điểm b khoản 1 Điều 17 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
...
Và tại Điều 20 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
Thành lập Phòng công chứng
1. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
...
Theo đó, Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Như vậy, công chứng viên chỉ được lập Văn phòng công chứng chứ không được thành lập Phòng công chứng.
Công chứng viên có phải mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghề không?
Tại Điều 36 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Thẻ công chứng viên
1. Thẻ công chứng viên là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề công chứng của công chứng viên. Công chứng viên phải mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng.
2. Công chứng viên được cấp lại Thẻ công chứng viên trong trường hợp Thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng.
Thẻ công chứng viên bị thu hồi trong trường hợp công chứng viên bị miễn nhiệm hoặc bị xóa đăng ký hành nghề.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu Thẻ công chứng viên, thủ tục đăng ký hành nghề, cấp, cấp lại và thu hồi Thẻ công chứng viên.
Theo đó, công chứng viên phải mang theo Thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?