Văn hóa giao thông là gì? Cán bộ công chức vi phạm giao thông có bị xử lý kỷ luật không?
Văn hóa giao thông là gì?
Văn hóa giao thông là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử và chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông. Nó bao gồm các yếu tố như sự tôn trọng, sự tỉnh táo và sự hợp tác giữa các thành viên tham gia giao thông.
Cụ thể, văn hóa giao thông thể hiện qua:
- Chấp hành luật lệ giao thông: Tuân thủ các quy định về tốc độ, tín hiệu đèn giao thông, và các biển báo.
- Ứng xử có văn hóa: Giữ thái độ lịch sự, nhường nhịn và không gây gổ khi tham gia giao thông.
- Trách nhiệm với cộng đồng: Có ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi và giúp đỡ người khác khi gặp sự cố.
Văn hóa giao thông không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn giao thông mà còn tạo ra một môi trường giao thông an toàn và thân thiện hơn cho tất cả mọi người.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Văn hóa giao thông là gì? Cán bộ công chức vi phạm giao thông có bị xử lý kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Xây dựng văn hóa giao thông là chính sách của Nhà nước về an toàn giao thông đường bộ đúng không?
Theo Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Bảo đảm ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bố trí tương ứng từ các khoản thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và tiền đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước để tăng cường, hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Chính phủ.
2. Hiện đại hoá các trung tâm chỉ huy giao thông; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan.
3. Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đầu tư, xây dựng, chuyển giao hệ thống, phương tiện, thiết bị giám sát phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với quy định của pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Bảo đảm công bằng, bình đẳng, an toàn đối với người tham gia giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật trong tham gia giao thông đường bộ; xây dựng văn hóa giao thông; giáo dục, phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho trẻ em, học sinh để hình thành, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân và tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
...
Theo đó chính sách của Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm việc xây dựng văn hóa giao thông.
Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025.
Cán bộ công chức vi phạm giao thông có bị xử lý kỷ luật không?
Theo Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định:
Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc có hành vi vi phạm khác liên quan đến hoạt động công vụ bị xử lý kỷ luật về đảng, đoàn thể thì bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.
...
Ngoài ra theo Điều 8 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì nghĩa vụ của cán bộ công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân gồm:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Như vậy việc cán bộ công chức vi phạm giao thông là hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước nên có thể bị xem xét xử lý kỷ luật hành chính.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?