Uy tín của cán bộ có ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay không?
Uy tín của cán bộ có ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay?
Căn cứ Điều 16 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, cụ thể như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử
1. Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử theo thẩm quyền; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.
2. Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường và uy tín của cán bộ; đồng thời, xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
3. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
4. Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Đối chiếu với quy định cũ tại Điều 10 Quy định 105-QĐ/TW năm 2017 (có hiệu lực từ 19/12/2017 - 18/08/2022) quy định về nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, cụ thể:
Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ
1- Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ và tiêu chuẩn chức danh.
3- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Theo đó Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 đã kế thừa Quy định 105-QĐ/TW năm 2017, tuy nhiên bổ sung thêm một số nguyên tắc:
- Căn cứ vào uy tín của cán bộ.
- Không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Như vậy kể từ ngày 18/08/2022, Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 có hiệu lực đã căn cứ vào uy tín của cán bộ để xem xét bổ nhiệm. Quy định mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bổ nhiệm cán bộ, góp phần đề cao phẩm chất, uy tín của đội ngũ cán bộ hiện nay.
Uy tín của cán bộ có ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm cán bộ hiện nay? (Hình ảnh từ Internet)
Bổ nhiệm cán bộ lên chức vụ cao hơn bao gồm tiêu chuẩn, điều kiện nào?
Căn cứ Điều 18 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ lên chức vụ cao hơn, cụ thể bao gồm:
- Bảo đảm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định.
- Cán bộ được giới thiệu từ nguồn nhân sự tại chỗ phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự từ nguồn ở bên ngoài phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 2 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với việc bổ nhiệm sĩ quan trong lực lượng vũ trang do Quân uỷ Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương quy định cụ thể cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh.
- Độ tuổi: Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý (cao hơn) lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn 1 nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật):
+ 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách.
+ 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo.
+ 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức.
Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ cán bộ là bao lâu?
Căn cứ Điều 19 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định về thời hạn giữ chức vụ, cụ thể như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ là 5 năm (60 tháng) đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp nhà nước.
2. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ dưới 5 năm áp dụng đối với một số chức vụ đặc thù theo quy định riêng.
3. Thời hạn giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ của tổ chức đó.
Theo đó, thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ cán bộ được áp dụng theo quy định như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?