Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quy định 105-QĐ/TW 2017 phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử

Số hiệu: 105-QĐ/TW Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 19/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 105-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2017

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ VÀ BỔ NHIỆM, GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;

- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương,

Bộ Chính trị quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử như sau:

A- PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁN BỘ

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nội dung quản lý cán bộ

Trong Quy định này, quản lý cán bộ bao gồm các nội dung chính sau:

1- Tuyển chọn, bố trí, phân công, điều động, luân chuyển cán bộ và phân cấp quản lý cán bộ.

2- Đánh giá cán bộ.

3- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

4- Bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; miễn nhiệm cán bộ.

5- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

6- Thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.

7- Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác cán bộ và cán bộ.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý cán bộ

1- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ

1.1- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, tiêu chuẩn, quy chế, quy định về công tác cán bộ và thông qua các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức kinh tế nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để lãnh đạo các ngành, các cấp tổ chức thực hiện các quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ.

1.2- Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của hệ thng chính trị trên mọi lĩnh vực. Đảng trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ cht các ngành, các cấp, đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

1.3- Đảng phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp ủy, tổ chức đảng; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ của các ngành, các cấp.

2- Bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ.

2.1- Những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật cán bộ phải do tập thể cấp ủy và tổ chức đảng có thẩm quyền thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến của người đứng đầu và ý kiến của tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khác nhau thì phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2.2- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về cán bộ và công tác cán bộ trong lĩnh vực được phân công phụ trách.

2.3- Cá nhân, tập thể đề xuất; cơ quan tham mưu; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định về cán bộ theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề xuất, tham mưu, thẩm định, quyết định của mình.

2.4- Cán bộ, đảng viên phải nghiêm chỉnh chấp hành các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, tổ chức đảng; cấp ủy cấp dưới phải chấp hành quyết định của cấp ủy cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ.

Điều 3. Về quản lý và quyết định đối với cán bộ

1- Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ đang công tác, sinh hoạt trong tổ chức mình (kể cả các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng) theo các nội dung quy định tại Điều 1 trong phạm vi được phân cấp và phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy, thủ trưởng cấp trên về cán bộ thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình.

2- Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trực tiếp quyết định một số khâu trong nội dung quản lý cán bộ đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lực lượng vũ trang; đồng thời phân công, phân cấp cho các cấp ủy, tổ chức đảng quản lý, trực tiếp quyết định một số khâu khác và các chức danh cán bộ khác.

3- Trong trường hợp một người đồng thời được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ thuộc thẩm quyền quản lý của các cấp khác nhau thì giao cho cấp quản lý chức vụ cao nhất của người đó xem xét, quyết định.

4- Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát, lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy các cấp; kịp thời đề xuất khen thưởng, xử lý đối với tập thể và cá nhân vi phạm. Các cấp ủy, tổ chức đảng xem xét, quyết định hoặc đề nghị khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ chức vụ đối với cán bộ theo phân cấp quản lý; việc khen thưởng, thi hành kỷ luật, đình chỉ chức vụ thực hiện theo Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội.

Chương II

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CẤP ỦY, TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG QUẢN LÝ CÁN BỘ

Điều 4. Bộ Chính trị

1- Quyết định các chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng và Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương.

2- Trình Ban Chấp hành Trung ương những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Chấp hành Trung ương.

3- Quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

4- Chỉ định Bí thư, Phó Bí thư và các ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương; khi cần thiết chỉ định bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

5- Quyết định việc đánh giá, bố trí, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Điểm I, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này.

6- Quyết định phân công, phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.

7- Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ ở các ngành, các cấp, các thành viên trong hệ thống chính trị.

8- Bộ Chính trị ủy quyền cho các đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư quyết định nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong phạm vi phụ trách của mình (trừ các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng).

Điều 5. Ban Bí thư

1- Quyết định đánh giá, bố trí, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ nêu tại Điểm II, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này.

2- Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo ủy quyền của Bộ Chính trị.

3- Định kỳ báo cáo Bộ Chính trị những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ do Ban Bí thư quản lý.

4- Đồng chí Thường trực Ban Bí thư chủ trì cùng với các đồng chí: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả bầu cử và quyết định chuẩn y danh sách ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra và các chức danh bầu bổ sung của tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; chỉ định bổ sung cấp ủy viên, ủy viên đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương theo quy định của Điều lệ Đảng; trường hợp cần thiết thì trình tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Điều 6. Các cấp ủy trực thuộc Trung ương

I- Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

1- Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố

1.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Trung ương về cán bộ và công tác cán bộ tại địa phương.

1.2- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhân sự ứng cử các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; nhân sự bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.

1.3- Căn cứ quy định của Trung ương, quyết định số lượng ủy viên ban thường vụ, ủy viên Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy.

1.4- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; bầu Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy.

1.5- Giới thiệu người ứng cử hoặc người được đề nghị chỉ định vào ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố.

1.6- Giới thiệu chức danh chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố để hội đồng nhân dân bầu; tham gia ý kiến về nhân sự phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trước khi ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quyết định giới thiệu đhội đồng nhân dân bầu.

1.7- Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ tại địa phương.

2- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy

2.1- Quyết định phân công công tác đối với các đồng chí ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.

2.2- Trên cơ sở đề nghị của đồng chí bí thư và thường trực tỉnh ủy, thành ủy, thảo luận và quyết định:

- Tuyển chọn, đánh giá, bố trí, phân công công tác; giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, trưởng ban, phó trưởng ban của tỉnh ủy, thành ủy và tương đương; phó chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch và ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố; bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ huyện ủy, quận ủy và tương đương; bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ đảng ủy khối trực thuộc; giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương; chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; chủ tịch, phó chủ tịch Mặt trận, cấp trưởng và cấp phó các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, thành phố; quyết định phê duyệt quy hoạch chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.

- Chuẩn bị nhân sự để tỉnh ủy, thành ủy xem xét, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư giới thiệu ứng cử các chức danh: Bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố; giới thiệu nhân sự bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.

- Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác tại địa phương.

2.3- Quyết định việc phân cấp quản lý cán bộ đối với ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thlãnh đạo (nơi không có ban cán sự đảng, đảng đoàn) ở các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, thành phố; đối với cấp ủy huyện, quận và tương đương.

2.4- Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của các cấp ủy, tổ chức đảng trong phạm vi phụ trách.

2.5- Chuẩn y (hoặc ủy quyền cho thường trực cấp ủy) ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy trực thuộc; Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra các đảng ủy trực thuộc. Chỉ định (hoặc ủy quyền cho thường trực cấp ủy) bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ đảng ủy trực thuộc; khi cần thiết chỉ định bí thư ban chấp hành đảng bộ trực thuộc.

2.6- Chỉ định, bổ sung, thay thế (hoặc ủy quyền cho thường trực cấp ủy) thành viên đảng đoàn, ban cán sự đảng một số cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội ở cấp tỉnh, thành phố.

2.7- Tham gia ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn các cơ quan Trung ương về đánh giá, quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật đối với cấp trưởng, cấp phó thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của ngành dọc công tác và sinh hoạt đảng tại địa phương; Quân ủy Trung ương về nhân sự tư lệnh, chính ủy, phó tư lệnh, phó chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; đảng ủy quân khu về nhân sự chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính ủy, phó chính ủy bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố; Đảng ủy Bộ đội Biên phòng về nhân sự chỉ huy trưởng, phó chỉ huy trưởng, chính ủy, phó chính ủy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố; Đảng ủy Công an Trung ương về nhân sự giám đốc, phó giám đốc và các chức danh tương đương của công an tỉnh, thành phố.

II- Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương

1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.

2- Quyết định phân công nhiệm vụ đối với các đồng chí ủy viên thường vụ, ủy viên Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương.

3- Trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thường vụ Quân ủy Trung ương; Bộ trưởng Bộ Công an và Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, thảo luận và quyết định:

- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.

- Đề nghị quy hoạch, bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

4- Quyết định ủy quyền cho ban thường vụ đảng ủy và phân cấp quản lý cán bộ đối với các cấp ủy trực thuộc.

5- Chuẩn y ban chấp hành, ban thường vụ đảng bộ trực thuộc; ủy viên, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đảng ủy trực thuộc. Chỉ định bổ sung ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ đảng bộ trực thuộc; khi cần thiết chỉ định bí thư ban chấp hành đảng bộ trực thuộc.

6- Chủ trì, phối hợp, trao đổi ý kiến với ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy đối với nhân sự: Tư lệnh, phó tư lệnh, chính ủy, phó chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; giám đốc, phó giám đốc và các chức danh tương đương của công an tỉnh, thành phố. Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

7- Quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của các cấp ủy trực thuộc.

8- Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét điều động, bố trí giữ chức vụ tương đương đối với cán bộ thuộc các chức danh: Phó tư lệnh, phó chính ủy quân khu; phó tư lệnh, phó chính ủy quân chủng; phó tư lệnh, phó chính ủy Bộ đội Biên phòng. Nếu điều động, bố trí giữ chức vụ thấp hoặc cao hơn chức vụ hiện tại thì phải trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

III- Đảng ủy khối ở Trung ương

1- Lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.

2- Khi có yêu cầu của Ban Tổ chức Trung ương, đảng ủy khối ở Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các ban đảng có liên quan thẩm định về quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cán bộ công tác và sinh hoạt đảng trong khối.

Điều 7. Các ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương

1- Ban cán sự đảng Chính phủ

1.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.

1.2- Được Bộ Chính trị, Ban Bí thư ủy quyền quyết định việc tổ chức quản lý, sử dụng; đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ trong phạm vi phụ trách có chức danh nêu tại Điểm I, Điểm II, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này; quyết định giới thiệu nhân sự Đại sứ Việt Nam tại các nước để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm (trừ cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý).

1.3- Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, thảo luận và quyết định:

- Tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định về mặt nhà nước.

- Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư bố trí, phân công công tác; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ trong bộ máy Chính phủ (bao gồm cả Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) thuộc thẩm quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; nhân sự chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2- Đảng đoàn Quốc hội

2.1- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị việc lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.

2.2- Theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội hoặc trưởng các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đảng đoàn thảo luận và quyết định việc đánh giá, tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.

2.3- Theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc hoặc chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Đảng đoàn thảo luận, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đánh giá, quy hoạch, bố trí, phân công công tác; điều động, luân chuyn, bnhiệm, giới thiệu ứng cử, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ các chức danh cán bộ trong các cơ quan của Quốc hội thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; nhân sự chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3- Ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

3.1- Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các quyết định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.

3.2- Theo đề nghị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thảo luận và quyết định:

- Tuyển chọn, đánh giá, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý. Trên cơ sở đó, thủ trưởng cơ quan ra quyết định về mặt nhà nước.

- Kiến nghị, đề xuất quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, phân công công tác; nhận xét, đánh giá; điều động, luân chuyn, bnhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh cán bộ của bộ, ngành thuộc quyền trực tiếp quyết định của cấp trên.

3.3- Chủ trì, phối hợp, trao đi ý kiến với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy về bố trí, bnhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ, kỷ luật đối với cấp trưởng, cấp phó của tổ chức ngành dọc công tác và sinh hoạt đảng trên địa bàn tỉnh, thành phố. Ban cán sự đảng bộ, ngành phân tích, thảo luận những ý kiến khác nhau, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội ở Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

4.1- Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện các quyết định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách.

4.2- Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội ở Trung ương; của bí thư đảng đoàn Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thảo luận và quyết định:

- Tuyn chọn, đánh giá, bố trí, phân công công tác; quy hoạch, đào tạo, bi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.

- Kiến nghị, đề xuất quy hoạch, bố trí, phân công công tác, nhận xét, đánh giá; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật; nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ của tổ chức mình thuộc quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Chương III

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THAM MƯU, GIÚP VIỆC CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TRONG QUẢN LÝ CÁN BỘ

Điều 8. Ban Tổ chức Trung ương

1- Là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về đường lối, chủ trương, chính sách cán bộ và công tác cán bộ; hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương Đảng về cán bộ và công tác cán bộ.

2- Tổng hợp, theo dõi đội ngũ cán bộ chủ chốt, trước hết là phối hợp với các cấp ủy đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương và các ban đảng ở Trung ương giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, nhận xét, đánh giá, quy hoạch, điều động, luân chuyn, bnhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, giới thiệu ứng cử đối với các chức danh cán bộ thuộc thẩm quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cán bộ thuộc diện quy hoạch đđảm nhiệm các chức danh này.

3- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư các vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ.

4- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bi dưỡng cán bộ theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

5- Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng và các cơ quan có liên quan thẩm định nhân sự thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ khác theo phân cấp; đồng thời, tùy theo chức danh cán bộ đgửi văn bản xin ý kiến Chủ tịch nước, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ; tổng hợp, đề xuất trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

6- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng theo dõi, kiểm tra, tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm một số chức danh cán bộ nêu tại Điểm III, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này ở các ban, bộ, ngành và cấp ủy trực thuộc Trung ương.

7- Giải quyết một số chế độ, chính sách cụ thể đối với cán bộ theo ủy nhiệm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

8- Hướng dẫn, kiểm tra công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ; trực tiếp quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ thuộc thẩm quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Hướng dẫn thống nhất việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, đảng viên; quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ trong các cơ quan đảng, đoàn thể; cơ sở dữ liệu đảng viên trong toàn Đảng.

9- Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký quyết định bổ nhiệm cán bộ giữ chức danh lãnh đạo ở một số cơ quan Trung ương Đảng mà Ban Bí thư không trực tiếp quản lý theo ủy quyền của Ban Bí thư.

10- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác cán bộ và quản lý cán bộ định kỳ hoặc đột xuất đối với các địa phương, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.

11- Được Bộ Chính trị, Ban Bí thư ủy quyền ký xác nhận quy hoạch các chức danh cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

12- Trường hợp cần thiết theo yêu cầu, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định bnhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Điều 9. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng

1- Kiến nghị, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư bố trí, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyn, đình chỉ chức vụ, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính sách đối với cán bộ thuộc thẩm quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực công tác liên quan; kim tra, giám sát, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét những quyết định không đúng quan điểm, đường li, chính sách, quy định đối với cán bộ và công tác cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của các cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.

2- Phối hợp thm định nhân sự bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cđối với các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

3- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương theo dõi, kiểm tra, giám sát và tham gia thẩm định nhân sự đ cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đối với các chức danh cán bộ nêu tại Điểm III, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy định này.

4- Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật cán bộ theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ Đảng, Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thi hành Điều lệ Đảng; thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

5- Ủy ban Kiểm tra Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương thẩm định nhân sự quy hoạch, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử đối với các chức danh thuộc thẩm quyền trực tiếp quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

B- BỔ NHIỆM VÀ GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ

Chương IV

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 10. Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ

1- Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

2- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ và tiêu chuẩn chức danh.

3- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Điều 11. Trách nhiệm và thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ

Trong phạm vi thm quyền theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị:

1- Người đứng đầu, các thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự và nhận xét, đánh giá cán bộ được đxuất. Nếu người được giới thiệu là cán bộ công tác trong cơ quan, đơn vị thì phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm. Đối với nhân sự từ nơi khác thì phải được quy hoạch chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2- Tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá cán bộ, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3- Cá nhân, tập thể đề xuất bổ nhiệm; cơ quan thẩm định; tập thể quyết định về cán bộ theo thẩm quyền phải chịu trách nhiệm về đề nghị, thẩm định, quyết định của mình. Cụ thể:

- Cá nhân, tập thể đề xuất: Chịu trách nhiệm chính trước cấp có thẩm quyền về nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm; kê khai tài sản, thu nhập... và ý kiến đề xuất quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, bố trí và sử dụng cán bộ.

- Cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ và các cơ quan liên quan: Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

- Tập thể quyết định bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử: Chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình về công tác cán bộ; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật.

4- Trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp tập thlãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau thì chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để quyết định bổ nhiệm hoặc trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.

Điều 12. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm

1- Quy trình, thủ tục bổ nhiệm phải thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và quy định tại Phụ lục số 2 kèm theo Quy định này.

2- Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm gặp, trao đi ý kiến hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gặp, trao đổi ý kiến với nhân sự trước khi quyết định.

Chương V

THỜI HẠN VÀ ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM CÁN BỘ

Điều 13. Thời hạn giữ chức vụ

1- Thời hạn bnhiệm giữ chức vụ là 5 năm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trưởng, cấp phó ở cơ quan, đơn vị trong bộ máy tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập; doanh nghiệp nhà nước.

2- Thời hạn bnhiệm giữ chức vụ dưới 5 năm áp dụng đối với một số chức vụ đặc thù theo quy định riêng.

3- Thời hạn giữ chức vụ bầu cử căn cứ vào nhiệm kỳ đại hội của tổ chức đó.

Điều 14. Điều kiện bổ nhiệm

1- Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền; không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

2- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, phiếu kê khai tài sản, thu nhập đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác minh.

3- Tuổi bổ nhiệm:

Cán bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý lần đầu phải đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5- Cán bộ bị kỷ luật từ khin trách trở lên thì không được quy hoạch, bnhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất 1 năm ktừ khi có quyết định kỷ luật. Đảng viên bị kỷ luật cách chức trong vòng 1 năm ktừ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không chỉ định, bnhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn.

Cán bộ đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì chưa đưa vào quy hoạch; chưa xem xét bnhiệm hoặc giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn.

Chương VI

QUY ĐỊNH VỀ BỔ SUNG CẤP ỦY, THÀNH VIÊN LÃNH ĐẠO CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN CÁC ĐẢNG BỘ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ VIỆC PHÂN CẤP BỔ NHIỆM CÁN BỘ CHO CẤP DƯỚI

Điều 15. Bổ sung các chức danh lãnh đạo đảng, chính quyền tỉnh, thành phố và cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương

1- Khi cần bổ sung cấp ủy viên, ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn còn thiếu so với số lượng mà đại hội quyết định hoặc trong khung số lượng do Trung ương quy định, các tỉnh ủy, thành ủy, đng ủy trực thuộc Trung ương, ban cán sự đảng, đảng đoàn chủ động làm quy trình giới thiệu nhân sự và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, chỉ định; không phải báo cáo xin chủ trương.

Đối với những đồng chí đã được đại hội giới thiệu vào danh sách bầu cử cấp ủy, nhưng kết quả đạt không quá 50% số phiếu bu thì việc xem xét bsung vào cấp ủy cần đánh giá, cân nhc kỹ về uy tín, năng lực, cơ cấu cụ thể và chỉ thực hiện sau đại hội ít nhất là 12 tháng.

2- Đối với kiện toàn, bổ sung các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân, thì ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy phải báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin chủ trương và dự kiến nguồn nhân sự trước khi thực hiện quy trình nhân sự.

3- Đối với nhân sự được giới thiệu để bầu vào ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy phải xin ý kiến thẩm định của các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương Đảng trước khi giới thiệu để tỉnh ủy, thành ủy hoặc hội đồng nhân dân bầu và báo cáo cấp có thẩm quyền chuẩn y hoặc phê chuẩn kết quả bầu cử.

Điều 16. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị phân cấp cho các ban, bộ, ngành, địa phương

Ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương căn cứ vào Điều 12 của Quy định này cụ thể hóa quy trình, thủ tục bổ nhiệm đối với cán bộ trong diện được phân cấp quản lý và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.

Chương VII

BỔ NHIỆM LẠI

Điều 17. Yêu cầu đối với việc bổ nhiệm lại, giới thiệu tái cử

1- Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định, phải xem xét có hay không bnhiệm lại hoặc giới thiệu tái ứng cử.

Những cán bộ sau khi được bổ nhiệm vì những lý do cụ thể như: Sức khỏe không bảo đảm, uy tín giảm sút, không phù hợp với điều kiện làm việc, sinh hoạt; không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước... thì các cơ quan tham mưu đề xuất và cấp lãnh đạo có thẩm quyền cần xem xét, thay thế kịp thời, không chờ hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.

2- Việc bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu tái ứng cử được tiến hành từng bước, phù hợp quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và yêu cầu của từng lĩnh vực, từng ban, bộ, ngành, địa phương, bảo đảm ổn định và hiệu quả thiết thực.

Điều 18. Điều kiện xem xét, bổ nhiệm lại

1- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ và vẫn đủ tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.

2- Cơ quan, đơn vị có yêu cầu.

3- Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũ.

Điều 19. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm lại

1- Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm cán bộ thì cấp đó thực hiện việc bổ nhiệm lại.

2- Bộ Chính trị, Ban Bí thư ủy quyền cho các đồng chí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội xem xét, bổ nhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp quyết định trong phạm vi phụ trách; ủy quyền cho đồng chí Thường trực Ban Bí thư xem xét, bnhiệm lại đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý công tác tại các ban đảng, cơ quan, đơn vị và đoàn thchính trị - xã hội trực thuộc Trung ương.

Nhng trường hợp xét thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện bnhiệm lại phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ban Tổ chức Trung ương và các ban liên quan của Trung ương Đảng tham mưu, kịp thời phát hiện và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các trường hợp cần thay thế, miễn nhiệm và các trường hợp không nên bnhiệm lại.

3- Việc bổ nhiệm lại đối với những cán bộ tính đến tuổi nghỉ hưu không còn đủ thời gian công tác 5 năm, như sau:

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý còn từ 2 năm công tác trở lên, thì phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại theo quy định.

- Trường hợp còn dưới 2 năm công tác thì người đứng đu và tập thlãnh đạo thảo luận, xem xét, nếu cán bộ còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biu quyết (bằng phiếu kín), lập tờ trình gửi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kéo dài thời hạn giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không phải thực hiện quy trình bổ nhiệm lại.

4- Cán bộ không được bổ nhiệm lại được xem xét bố trí công tác khác.

Điều 20. Thủ tục bổ nhiệm lại

1- Cán bộ làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ.

2- Tập thể cán bộ chủ chốt trong cơ quan, đơn vị tham gia ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm (bằng phiếu kín) đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại (thành phần như nêu tại bước 4, Phụ lục 2 của Quy định này).

3- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến có bnhiệm lại hay không. Tập thlãnh đạo thảo luận, xem xét, bỏ phiếu kín quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ. Cán bộ được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại; trường hợp dưới 50% đồng ý thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chương VIII

ĐIỀU ĐỘNG VÀ BIỆT PHÁI CÁN BỘ

Điều 21. Mục đích, yêu cầu của việc điều động, biệt phái cán bộ

Việc điều động, biệt phái cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu công tác, nhiệm vụ chính trị, quy hoạch cán bộ nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo sự đồng bộ trong đội ngũ cán bộ; khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức; đồng thời bảo đảm sự n định và phát triển của đội ngũ cán bộ.

Điều 22. Đối tượng, phạm vi và thẩm quyền quyết định điều động, biệt phái cán bộ

1- Đối tượng: Cán bộ được điều động, biệt phái do yêu cầu công tác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2- Phạm vi: Điều động, biệt phái giữa các ban, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và địa phương.

3- Thẩm quyền: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị.

Khi cần thiết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định điều động, biệt phái cán bộ từ nơi khác về đảm nhận các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại các địa phương, cơ quan, đơn vị. Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với người đứng đầu và tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi đi và nơi đến) và các cơ quan liên quan trong điều động, biệt phái đối với các chức danh khác theo thẩm quyền quản lý cán bộ.

Điều 23. Quy trình điều động, biệt phái cán bộ

1- Điều động cán bộ

1.1- Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo Cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động cán bộ thuộc phạm vi quản lý:

- Lập danh sách cán bộ cần điều động.

- Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cán bộ.

1.2- Quy trình điều động thực hiện như trường hợp bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự nơi khác nêu tại Mục 2.2, Điểm I, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy định này.

2- Biệt phái cán bộ

2.1- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét việc biệt phái cán bộ thuộc phạm vi quản lý.

2.2- Quy trình biệt phái: Ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác và nơi được cử đến biệt phái trao đi, thống nhất ý kiến; cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đang công tác trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trước khi quyết định điều động, biệt phái, lãnh đạo cấp có thẩm quyền cần gặp gỡ cán bộ nói rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động, biệt phái để nghe cán bộ phát biểu, đề xuất ý kiến.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động, biệt phái cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Điều 25. Bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ được điều động, biệt phái

1- Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện đcán bộ được điều động, biệt phái, sớm ổn định công tác và sinh hoạt.

2- Cán bộ được điều động, biệt phái đến những vùng khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên giải quyết trước thời hạn một số chế độ, chính sách.

3- Ban cán sự đng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan quy định chế độ, chính sách cụ thể.

C- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 67-QĐ/TW và Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị khóa X và các quy định trước đây trái với Quy định này.

Điều 27. Căn cứ Quy định này, các tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị quy định cụ thể việc phân cấp quản lý cán bộ, quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử trong phạm vi phụ trách.

Điều 28. Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử; phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng đối với những nơi thực hiện tốt hoặc đề xuất chấn chỉnh, xử lý đối với những nơi vi phạm; định kỳ tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị.

 

 

Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ





Nguyễn Phú Trọng

 

PHỤ LỤC 1

CHỨC DANH CÁN BỘ DO BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH HOẶC PHÂN CẤP; CHỨC DANH CÁN BỘ CẦN CÓ SỰ THẨM ĐỊNH NHÂN SỰ CỦA CÁC BAN ĐẢNG TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị)

I- Chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định

1- Các cơ quan Trung ương

- Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Phó Chủ tịch nước; Phó Chủ tịch Quốc hội; Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh.

- Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.

- Trưởng các ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập.

- Thành viên Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ.

- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; trưởng các ban của Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Tng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tng Kim toán Nhà nước.

- Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Tng Biên tập Báo Nhân Dân; Tng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

2- Các tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương

- Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

3- Quân đội, Công an

- Ủy viên Quân ủy Trung ương, ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương.

- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Tng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bộ Chính trị xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm đối với các đồng chí giữ chức vụ nêu trên và phong hoặc thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân cho các đồng chí giữ chức vụ thấp hơn.

II- Chức danh cán bộ do Ban Bí thư quyết định

1- Các cơ quan Trung ương

- Chỉ định Ban cán sự đảng: Viện Kim sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kim toán Nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ. Chỉ định các Đảng đoàn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Khi cần thiết chỉ định quyền bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

- Phó trưởng ban của Trung ương Đảng; Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tng Biên tập Báo Nhân Dân; Phó Tng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc - Tng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; phó trưởng các ban chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập (trừ đối tượng Bộ Chính trị quản lý).

- Trợ lý đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; chuyên gia cao cấp.

- Bí thư, Phó Bí thư Ban cán sự đảng: Viện Kim sát nhân dân ti cao, Tòa án nhân dân ti cao, Kim toán Nhà nước; bí thư ban cán sự đảng các bộ và cơ quan ngang bộ; Bí thư, Phó Bí thư các Đảng đoàn: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; bí thư ban cán sự đảng các cơ quan thuộc Chính phủ.

- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Phó Tổng Thư ký Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; trưởng các ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

- Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Tổng Giám đốc: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

- Phó Chủ tịch: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch hoặc Tổng Thư ký: Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam; Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

- Giám đốc: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2- Các tỉnh, thành phố và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương

- Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương.

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân; chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh); trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố.

3- Quân đội, Công an

3.1- Quân đội

- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Phó Tng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Chính ủy, chủ nhiệm tổng cục (trừ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).

- Chính ủy, tổng cục trưởng.

- Chính ủy, phó chính ủy; tư lệnh, phó tư lệnh, quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng.

- Chính ủy, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

3.2- Công an

- Thứ trưởng Bộ Công an.

- Tổng cục trưởng; chính ủy, tư lệnh bộ tư lệnh.

Ban Bí thư xem xét, quyết định việc phong hoặc thăng quân hàm đi với các đng chí giữ các chức vụ nêu trên và phong hoặc thăng quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng, Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc Hải quân đối với các chức vụ thấp hơn.

III- Chức danh cán bộ cần có sự thẩm định nhân sự của các ban của Trung ương Đảng

- Phó Tổng Giám đốc: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

- Phó Chủ tịch: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Phó thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

- Phó trưởng ban các ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

- Phó Giám đốc: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản H Chí Minh.

- Phó Chủ tịch hoặc Phó Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kthuật Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Tng Thư ký các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Việt Nam; Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

- Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với các chức danh cán bộ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử nghiên cứu ý kiến thẩm định về nhân sự của Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các ban hữu quan của Trung ương Đảng để xem xét, quyết định bnhiệm, giới thiệu ứng cử và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định của mình.

IV- Phân cấp quản lý đối với cán bộ đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu

1- Nội dung quản lý

Cán bộ khi còn đang công tác thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì khi đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu vẫn phải được Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến (trừ trường hợp thôi giữ chức vụ, được điều động, bố trí công tác khác không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) về những vấn đề sau:

- Tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; thành viên lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội (chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký và tương đương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội); đứng ra lập hội và làm người đứng đầu các hội.

- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

- Đi nước ngoài có sử dụng ngân sách nhà nước, tiếp khách quốc tế, trả lời phỏng vấn nước ngoài, nhận huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng của nước ngoài và các tổ chức quốc tế trao tặng.

- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

2- Phân cấp quản lý

2.1- Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến đối với các chức danh sau:

- Các đồng chí nguyên là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

- Các đồng chí nguyên là ủy viên Bộ Chính trị.

- Các đồng chí nguyên là Bí thư Trung ương Đảng.

- Các đồng chí nguyên là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Các đồng chí nguyên là Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ.

- Đại tướng lực lượng vũ trang.

2.2- Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến đối với các chức danh còn lại trong danh mục cán bộ khi còn đang công tác thuộc diện Bộ Chính trị quản lý nêu tại Điểm I Phụ lục này.

2.3- Lãnh đạo các ban đảng và cơ quan Trung ương, ban cán sự đảng, đảng đoàn, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương xem xét, cho ý kiến đối với các chức danh khi còn đang công tác do Ban Bí thư quản lý nêu tại Điểm II Phụ lục này.

Hồ sơ, lý lịch gốc của cán bộ có chức danh nêu tại Điểm I, II Phụ lục này quản lý tại Ban Tổ chức Trung ương.

2.4- Đối với các trường hợp thôi giữ chức vụ và được phân công, bố trí công tác khác thì do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

 

PHỤ LỤC 2

QUY TRÌNH BỔ NHIỆM, GIỚI THIỆU CÁN BỘ ỨNG CỬ THUỘC DIỆN TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ
(Kèm theo Quy định số 105-QĐ/TW, ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị)

I- Trình t, thủ tục bổ nhiệm cán b thuc din BChính trị, Ban Bí thư trực tiếp quản lý

Căn cứ nhu cầu công tác, ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban và cơ quan trực thuộc Trung ương, ban thường vụ hoặc ban chấp hành đảng bộ các tỉnh, thành phố, các đảng ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tập thể lãnh đạo) thực hiện các bước nêu sau:

1- Trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ đề nghị bnhiệm. Đối với việc phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân phải xin chủ trương của Bộ Chính trị trước khi làm quy trình. Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định về chủ trương trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị.

2- Đề xuất nhân sự cụ thể sau khi được cấp trên đồng ý về chủ trương:

2.1- Đối với nguồn nhân sự tại chỗ

Sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chậm nhất trong thời gian 15 ngày làm việc, cơ quan, đơn vị tiến hành quy trình nhân sự (trường hợp phát sinh những vấn đề khó khăn, phức tạp, phải báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư).

a) Bước 1: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và nguồn cán bộ trong quy hoạch, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mưu tổ chức cán bộ thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.

Thành phần: các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương là bí thư và tập thban thường vụ; ở Trung ương là người đứng đu và tập thban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

b) Bước 2: Tập thể lãnh đạo thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Thành phần: Ở các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương là ban chấp hành; ở Trung ương là tập thể lãnh đạo mở rộng gồm: ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, thường vụ đảng ủy, vụ trưởng và tương đương trở lên (đối với tổ chức bầu cử là hội nghị ban chấp hành).

Nguyên tc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 1 người cho một chức danh; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có sphiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu các bước tiếp theo (kết quả kim phiếu không công bố tại hội nghị này).

c) Bước 3: Tập thlãnh đạo, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của cán bộ; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Thành phần: các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương là bí thư và tập thban thường vụ; ở Trung ương là người đứng đu và tập thban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 1 người cho 1 chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn; nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt (kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị).

Trường hợp nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình rõ với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

d) Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự (được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt).

- Thành phần:

+ Ở Trung ương là tập thban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương trở lên, thường vụ đảng ủy, trưởng các đoàn thở cơ quan bộ, ban, ngành. Ngoài ra, có thể lấy thêm ý kiến của giám đốc sở và tương đương, nhưng khi tổng hợp thì tách riêng.

+ Ở các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương là các đng chí trong ban chấp hành đảng bộ, chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trưởng các ban, ngành, đoàn thcấp tỉnh, bí thư các đảng bộ trực thuộc, chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Ở đảng ủy khối trực thuộc Trung ương là các đồng chí trong ban chp hành đảng bộ; trưởng, phó các ban và tương đương; bí thư, phó bí thư các đảng bộ trực thuộc và trưởng các đoàn thể ca đảng ủy khối.

- Trình tự lấy ý kiến:

+ Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ.

+ Thông báo danh sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu (ở bước 3); tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.

+ Ghi phiếu lấy ý kiến (có thể ký hoặc không phải ký tên).

(Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).

đ) Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biu quyết nhân sự.

- Thành phần: Ở các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương là ban chp hành; ở Trung ương là ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thlãnh đạo cơ quan, đơn vị.

- Trình tự thực hiện:

+ Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị.

+ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

+ Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bnhiệm.

+ Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).

Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt sphiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn giới thiệu, bnhiệm; trường hợp tập thlãnh đạo giới thiệu 2 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu giới thiệu để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

e) Đối với tổ chức có đặc thù riêng: Giao Ban Tổ chức Trung ương trên cơ sở quy trình chung, hướng dẫn bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tổng thể và liên thông.

2.2- Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác

Sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, người đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc Ban Tổ chức Trung ương giới thiệu nhân sự.

a) Trường hợp nhân sự do cơ quan, đơn vị đxuất thì tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận, thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau:

- Gặp cán bộ được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Trao đi ý kiến với tập thlãnh đạo và thường vụ đảng ủy cơ quan nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thlãnh đạo và thường vụ cấp ủy đối với nhân sự; xác minh lý lịch của cán bộ.

- Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biu quyết nhân sự (bng phiếu kín).

- Lập tờ trình đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, bổ nhiệm.

b) Trường hợp nhân sự do Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, đơn vị thì Ban Tổ chức Trung ương tiến hành một số công việc sau:

- Trao đi ý kiến với tập thlãnh đạo của cơ quan tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động, bnhiệm.

- Trao đổi ý kiến với tập thlãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy.

- Gặp cán bộ được dự kiến điều động, bnhiệm đ trao đi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự.

- Làm tờ trình, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Trường hợp cán bộ bảo đảm được tiêu chuẩn bnhiệm, nhưng chưa được cơ quan nơi cán bộ đang công tác nhất trí điều động, thì cơ quan tham mưu về công tác cán bộ vẫn có thể báo cáo đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

2.3- Đối với nhân sự tham gia ban cán sđảng, đảng đoàn

Khi đề xuất cán bộ giữ chức danh lãnh đạo, nếu chức danh đó thuộc cơ cấu đã được quy định là tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc xét thấy cán bộ được đề nghị bổ nhiệm cần tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn thì đồng thời đề xuất việc tham gia ban cán sự đảng, đảng đoàn của cán bộ đó.

II- Thẩm định, xét duyệt đối với nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp quyết định

1- Các cơ quan, đơn vị làm tờ trình bổ nhiệm gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì đồng thời gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm cho Ban Tổ chức Trung ương đthẩm định. Không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ tờ trình, hồ sơ nhân sự theo đúng quy định, Ban Tổ chức Trung ương gửi văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ nhân sự) xin ý kiến thẩm định các cơ quan liên quan. Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thẩm định nhân sự theo chức năng, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về ý kiến thẩm định, đề xuất của mình.

2- Khi Ban Tổ chức Trung ương gửi xin ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan về nhân sự bổ nhiệm thì đồng thời gửi văn bản xin ý kiến của:

- Chủ tịch nước đối với nhân sự bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử giữ chức vụ: Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; phong, thăng quân hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang...

- Ban cán sự đảng Chính phủ đối với nhân sự bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử giữ chức vụ: Phó Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thứ trưởng, thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương; chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; nhân sự phong, thăng hàm cấp tướng trong lực lượng vũ trang...

- Đảng đoàn Quốc hội đối với nhân sự bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử giữ chức vụ: Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tng Kim toán, Phó Tng Kim toán Nhà nước, trưởng các ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chủ tịch Hội đồng nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố...

Trong thời hạn 10 ngày làm việc ktừ khi nhận được yêu cầu, các cơ quan xem xét, thẩm định nhân sự, trả lời cho Ban Tổ chức Trung ương. Quá thời hạn trên, nếu không có ý kiến trả lời thì được coi như đồng ý với đề nghị bổ nhiệm. Nếu vì lý do khách quan cần thêm thời gian để xem xét, xác minh về nhân sự thì các cơ quan, đơn vị phải gửi thông báo bằng văn bản đBan Tổ chức Trung ương biết, theo dõi nhưng không quá 15 ngày.

3- Không quá 10 ngày làm việc, Ban Tổ chức Trung ương thẩm định, hoàn chỉnh hồ sơ nhân sự, tng hợp đầy đcác ý kiến về nhân sự và làm ttrình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo cáo rõ về đề nghị bnhiệm, ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan và đề xuất của Ban Tổ chức Trung ương.

4- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét theo chương trình công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; thời gian không quá 10 ngày ktừ ngày Văn phòng Trung ương Đảng nhận được Tờ trình của Ban Tổ chức Trung ương (trong trường hợp không tổ chức họp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì cân nhắc xin ý kiến bằng văn bản để bảo đảm tiến độ theo quy trình).

Dự cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định về nhân sự có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đại diện lãnh đạo cơ quan có liên quan (khi cần thiết).

5- Không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận, Văn phòng Trung ương Đảng dự thảo quyết định bổ nhiệm để Bộ Chính trị, Ban Bí thư ký hoặc thông báo ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các cơ quan liên quan đthực hiện việc bnhiệm hoặc giới thiệu ứng cử theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ của các đoàn thể chính trị - xã hội. Ban Tổ chức Trung ương thông báo việc xếp lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo chức danh lãnh đạo được bổ nhiệm.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy định 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử do Ban Chấp hành Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


161.319

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.2.191
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!