Từ năm học 2024-2025, lớp 9, lớp 12 giáo viên đánh giá các môn bằng nhận xét có đúng không?
Từ năm học 2024-2025, lớp 9, lớp 12 giáo viên đánh giá các môn bằng nhận xét có đúng không?
Căn cứ theo Điều 5 và Điều 21 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, đánh giá các môn bằng nhận xét sẽ bắt đầu áp dụng đối với học sinh ở lớp 9 (THCS) và lớp 12 (THPT) từ năm học 2024-2025.
Trong đó có việc sắp áp dụng 02 hình thức đánh giá kết quả học tập của từng môn gồm: đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số, cụ thể như sau:
(1) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học:
Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
Việc đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học nêu trên sẽ được thực hiện như sau:
- Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
- Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
(2) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học tại (1); kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Cách đánh giá bằng điểm số các môn này như sau:
- Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
Từ năm học 2024-2025, lớp 9, lớp 12 giáo viên đánh giá các môn bằng nhận xét có đúng không?
Giáo viên xếp loại học lực theo điểm trung bình môn theo quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn xếp loại học lực học sinh trung cấp 2, cấp 3 được quy định tại Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT như sau:
Xếp loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Xếp loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Xếp loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Xếp loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
Xếp loại kém: Các trường hợp còn lại.
Ngoài ra, với trường hợp có kết quả của duy nhất một môn học thấp hơn mức quy định cho một loại học lực nào đó và bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
- Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cá nhân đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại trung bình thì được điều chỉnh xếp loại khá.
- Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cá nhân đạt mức loại giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.
- Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cá nhân đạt mức loại khá nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại yếu thì được điều chỉnh xếp loại trung bình.
- Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cá nhân đạt mức loại khá nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại kém thì được điều chỉnh xếp loại yếu.
Mẫu nhận xét học bạ THPT theo Thông tư 22 dành cho giáo viên mới nhất hiện nay?
Căn cứ Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Mẫu học bạ THPT mới nhất hiện nay là Mẫu ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT cụ thể như sau:
Mẫu học bạ THPT theo Thông tư 22: TẢI VỀ
Dưới đây là mẫu nhận xét học bạ THPT theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT mới nhất hiện nay giáo viên có thể tham khảo:
Mẫu nhận xét học bạ THPT theo Thông tư 22: TẢI VỀ
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?