Từ 1/7/2025 tài sản công đoàn được hình thành từ những nguồn nào?
Từ 1/7/2025 tài sản công đoàn được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Tài sản công đoàn
1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn; từ nguồn vốn của Công đoàn; tài chính công đoàn; tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật; tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản của Công đoàn.
2. Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn được thực hiện như sau:
a) Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, liên đoàn lao động cấp tỉnh; công đoàn ngành trung ương và tương đương; liên đoàn lao động cấp huyện; công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế; công đoàn tổng công ty; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; đơn vị sự nghiệp của Công đoàn; doanh nghiệp do tổ chức Công đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do tổ chức Công đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn không thuộc quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu, cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại doanh nghiệp do Công đoàn quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
Theo đó, từ 1/7/2025 tài sản công đoàn được hình thành từ:
- Nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn;
- Nguồn vốn của Công đoàn;
- Tài chính công đoàn;
- Tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật;
- Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản của Công đoàn.
Từ 1/7/2025 tài sản công đoàn được hình thành từ những nguồn nào?
Đánh giá việc quản lý tài chính, tài sản công đoàn 2024 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Hướng dẫn 32/HD-TLĐ năm 2024 quy định về đánh giá việc quản lý tài chính, tài sản công đoàn 2024 như sau:
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi tại từng cấp công đoàn trong việc triển khai thực hiện các quy định về thu, chi, quản lý tài chính. Đánh giá, phân tích về việc thực hiện cơ chế thu, phân cấp tài chính tác động đến kết quả thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn.
- Đánh giá công tác quản lý tài sản, đầu tư xây dựng theo các quy định hiện hành.
- Đồng thời báo cáo kết quả triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tình hình sử dụng tài chính đối với các cơ quan công đoàn.
Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn thực hiện theo những hình thức nào?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Công đoàn 2024 quy định:
Giám sát của Công đoàn
...
4. Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung giám sát được thực hiện theo quy định của Luật này, luật khác có liên quan và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Khách quan, công khai, minh bạch;
b) Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
c) Không trùng lặp về nội dung, thời gian với hoạt động kiểm tra, thanh tra và hoạt động giám sát khác; không làm cản trở hoạt động bình thường của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.
5. Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Nghiên cứu, xem xét văn bản, báo cáo của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát;
b) Thông qua đối thoại với người sử dụng lao động, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
c) Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước;
d) Tổ chức đoàn giám sát.
...
Theo đó, hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Nghiên cứu, xem xét văn bản, báo cáo của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát;
- Thông qua đối thoại với người sử dụng lao động, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước;
- Tổ chức đoàn giám sát.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?