Từ 15/2/2024, NLĐ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi được xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp như thế nào?
- Từ 15/2/2024, NLĐ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi được xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
- Sau khi được bảo lưu thì người lao động muốn được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng được điều kiện gì?
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sau thời gian được bảo lưu là bao nhiêu?
Từ 15/2/2024, NLĐ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi được xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm 1 trường hợp được tính bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.
Đó là trường hợp người lao động được cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu, để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Còn nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung được bảo lưu theo nguyên tắc sau:
Từ 15/2/2024, NLĐ được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp khi được xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp như thế nào? (Hình từ Internet)
Sau khi được bảo lưu thì người lao động muốn được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng được điều kiện gì?
Tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Theo đó, sau khi được bảo lưu thì người lao động muốn được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng được điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sau thời gian được bảo lưu là bao nhiêu?
Tại Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp ở lần tiếp theo của người lao động sau thời gian được bảo lưu là 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Mức hưởng này không thay đổi so với trước đó nếu tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp không đổi.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?
- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tính từ ngày nào?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?