Từ 01/7/2025, người lao động gia nhập Công đoàn được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cụ thể ra sao?
Từ 01/7/2025, người lao động gia nhập Công đoàn được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cụ thể ra sao?
Sau hơn 10 năm kể từ khi Luật Công đoàn 2012 có hiệu lực, Luật Công đoàn 2024 đã được thông qua và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 để giải quyết, khắc phục, điều và hoàn thiện hơn về các quy định nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đổi mới.
Tại Luật Công đoàn 2024, pháp luật đã bổ sung thêm một số quy định về quyền lợi của người lao động khi gia nhập Công đoàn. Cụ thể, theo quy định tại Điều 21 Luật Công đoàn 2024, đoàn viên của Công đoàn sẽ có các quyền lợi sau đây:
(1) Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
(2) Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn.
(3) Được tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động và quy định của Công đoàn.
(4) Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của Công đoàn theo quy định của Luật này và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(5) Chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(6) Được Công đoàn hỗ trợ pháp lý miễn phí pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức, viên chức.
(7) Được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; được thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và thụ hưởng các hoạt động chăm lo, phúc lợi khác do Công đoàn thực hiện.
(8) Được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch do Công đoàn tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
(9) Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
(10) Được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
(11) Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn.
(12) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Có thể thấy pháp luật đã bổ sung thêm một số quy định về quyền lợi của đoàn viên Công đoàn, đặc biệt là quyền lợi được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, từ 01/7/2025, người lao động gia nhập Công đoàn, trở thành đoàn viên Công đoàn thì sẽ được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Từ 01/7/2025, người lao động gia nhập công đoàn được hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cụ thể ra sao?
Đoàn viên Công đoàn phải có trách nhiệm như thế nào với Công đoàn?
Căn cứ Điều 22 Luật Công đoàn 2024 quy định
Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn
1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, các quy định của Công đoàn; tham gia hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn vững mạnh.
2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.
3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn; tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Theo quy định trên, đoàn viên Công đoàn có trách nhiệm thực hiện những việc sau đây:
- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, các quy định của Công đoàn; tham gia hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn vững mạnh.
- Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức Công đoàn; tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Người lao động là công dân nước ngoài được gia nhập Công đoàn không?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.
3. Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập Công đoàn tại Công đoàn cơ sở.
*Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?