Từ 01/01/2027, bác sĩ trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề phải đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh?

Khi nào thì bác sĩ trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề phải đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh?

Từ 01/01/2027, bác sĩ trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề phải đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh?

Căn cứ tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau :

Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
2. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì tổ chức thực hiện.
4. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải chi trả chi phí kiểm tra đánh giá.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Đồng thời, theo Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định hiệu lực thi hành có đề cập về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
2. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với chức danh bác sỹ;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với các chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh;
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
...

Như vậy, theo quy định trên từ 01/01/2027 bắt đầu áp dụng việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh bác sỹ.

Từ 01/01/2027, bác sĩ trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề phải đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh?

Từ 01/01/2027, bác sĩ trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề phải đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh?

Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh bao gồm những thông tin gì?

Căn cứ tại Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về giấy phép hành nghề như sau:

Giấy phép hành nghề
1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
b) Chức danh chuyên môn;
c) Phạm vi hành nghề;
d) Thời hạn của giấy phép hành nghề.
4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này và quy định mẫu giấy phép hành nghề.

Theo đó, nội dung của giấy phép hành nghề khám chữa bệnh bao gồm những thông tin sau đây:

- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;

- Chức danh chuyên môn;

- Phạm vi hành nghề;

- Thời hạn của giấy phép hành nghề.

Người hành nghề được khám chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định nguyên tắc đăng ký hành nghề trong đó có đề cập trường hợp không phải đăng ký hành nghề như sau:

Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
a) Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
b) Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
d) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo đó, người hành nghề được khám chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:

- Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;

- Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;

- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;

- Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;

- Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Hành nghề khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
06 trường hợp cá nhân bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam là những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người đang thi hành án treo có được hành nghề khám chữa bệnh không?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám chữa bệnh được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa như thế nào?
Lao động tiền lương
Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh được áp dụng cho chức danh nào?
Lao động tiền lương
Khi nào người hành nghề khám chữa bệnh phải hội chẩn?
Lao động tiền lương
Người phụ trách một bộ phận chuyên môn của bệnh viện có được đăng ký hành nghề tại cơ sở khác không?
Lao động tiền lương
Đã có Nghị định 96/2023/NĐ-CP về hướng dẫn đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
Lao động tiền lương
Từ 01/01/2027, bác sĩ trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề phải đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh?
Lao động tiền lương
Muốn tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hành nghề khám chữa bệnh
3,078 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành nghề khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề khám chữa bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào