Trường hợp nào ký hợp đồng cộng tác viên vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Hợp đồng cộng tác viên được hiểu như thế nào?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định về hợp đồng cộng tác viên. Nhưng có thể hiểu hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng thỏa thuận về làm việc theo chế độ cộng tác được trả thù lao theo từng công việc hoàn thành, hoặc theo tiến độ thực hiện công việc.
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Nếu hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng mà trong đó ghi nhận việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động.
Mặt khác căn cứ theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Nếu hợp đồng công tác viên là hợp đồng mà trong đó ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy hợp đồng cộng tác viên có thể tồn dạng dưới hai dạng là hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ. Để xác định hợp đồng cộng tác viên thuộc loại hợp đồng nào thì cần phải căn cứ vào đối tượng hợp đồng và những điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Trường hợp nào ký hợp đồng cộng tác viên vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Trường hợp nào ký hợp đồng cộng tác viên vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Căn cứ tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động tham gia hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trừ người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Nếu người lao động có hợp đồng lao động với nhiều công ty thì công ty đầu tiên và người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo đó, nếu ký hợp đồng cộng tác viên dưới dạng hợp đồng lao động thì thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mẫu hợp đồng lao động cho đối tượng là cộng tác viên mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật hiện hành không có văn bản quy định cụ thể về mẫu hợp đồng lao động cho đối tượng là cộng tác viên mới nhất. Tùy theo tình hình thực tế mà mỗi doanh nghiệp sẽ ban hành mỗi mẫu hợp đồng lao động khác nhau với cộng tác viên.
Tuy nhiên dù ban hành theo mẫu nào thì doanh nghiệp cũng phải đảm bảo về các nội dung chủ yếu có trong hợp đồng lao động cho đối tượng là cộng tác viên được quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019.
Một phần mẫu hợp đồng lao động cho đối tượng là cộng tác viên mới nhất hiện nay
Tải đầy đủ mẫu hợp đồng lao động cho đối tượng là cộng tác viên mới nhất hiện nay Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?