Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại?

Cho tôi hỏi trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại? Câu hỏi từ anh V.S (TP.HCM).

Hòa giải viên tại Tòa án là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.
...

Theo đó Hòa giải viên tại Tòa án là người có đủ điều kiện pháp luật quy định.

Hòa giải viên được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.

Và có nhiệm vụ hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và đối thoại khiếu kiện hành chính.

Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại?

Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại? (Hình từ Internet)

Phải đáp ứng điều kiện gì để được bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:

Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
...

Theo đó để được bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án Phải đáp ứng điều kiện sau:

- Là Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.

- Từng làm Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;

- Có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải đối thoại;

- Phải đảm bảo vê mặt sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Ngoài ra cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.

Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại?

Theo Điều 12 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:

Bổ nhiệm lại Hòa giải viên
1. Hòa giải viên khi hết nhiệm kỳ được xem xét, bổ nhiệm lại, trừ các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
c) Báo cáo về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên;
d) Đánh, giá, nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại, công bố danh sách Hòa giải viên thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11 của Luật này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.

Theo đó những trường hợp Hòa giải viên không được bổ nhiệm lại bao gồm:

- Hòa giải viên không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ;

- Không hoàn thành nhiệm vụ của Hòa giải viên;

- Hoặc thuộc trường hợp Hòa giải viên thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.

Hòa giải viên tại Tòa án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bổ nhiệm người nước ngoài làm Hòa giải viên tại Tòa án có được không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hòa giải viên tại Tòa án
383 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào