Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những gì?

Cho tôi hỏi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những gì? Câu hỏi từ anh K.V (TP.HCM).

Hòa giải viên tại Tòa án là ai?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.
...

Theo đó Hòa giải viên tại Tòa án là người có đủ điều kiện pháp luật quy định.

Hòa giải viên được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.

Và có nhiệm vụ hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và đối thoại khiếu kiện hành chính.

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hòa giải viên tại Tòa án có nghĩa vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:

Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
...
2. Hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
c) Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
d) Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
đ) Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
e) Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 18 của Luật này;
g) Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo đó Hòa giải viên tại Tòa án có các nghĩa vụ sau đây:

- Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục;

- Tuân thủ theo pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;

- Phải bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;

- Không được ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;

- Hòa giải viên không nhận tiền, lợi ích từ các bên;

- Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định;

- Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

- Ngoài ra Hòa giải viên tại Tòa án phải từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những gì?

Theo Điều 12 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định:

Bổ nhiệm lại Hòa giải viên
1. Hòa giải viên khi hết nhiệm kỳ được xem xét, bổ nhiệm lại, trừ các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ;
c) Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
c) Báo cáo về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên;
d) Đánh, giá, nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại.
3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại, công bố danh sách Hòa giải viên thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11 của Luật này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.

Theo đó hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị được bổ nhiệm lại làm Hòa giải viên;

- Giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

- Báo cáo về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên;

- Ngoài ra còn có văn bản đánh giá, nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại.

Hòa giải viên tại Tòa án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Bổ nhiệm người nước ngoài làm Hòa giải viên tại Tòa án có được không?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên tại Tòa án bao gồm những gì?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào Hòa giải viên tại Tòa án không được bổ nhiệm lại?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hòa giải viên tại Tòa án
289 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải viên tại Tòa án

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hòa giải viên tại Tòa án

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn về vấn đề “Hòa giải”
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào