Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ được áp dụng bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất là bao nhiêu?
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ được áp dụng bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất là bao nhiêu?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất áp dụng đối với các chức danh thuộc diện xếp lương cấp hàm cơ yếu như sau:
Nhóm | Chức danh | Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất | Hệ số lương |
1 | Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ | 10 | 9,20 |
2 | Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; Cục trưởng Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã. | 9 | 8,60 |
3 | Cục trưởng, Vụ trưởng và tương đương thuộc Ban cơ yếu Chính phủ (không bao gồm chức danh quy định tại Nhóm 2 Bảng này); Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Ngoại giao; Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Phó Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Ngoại giao. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Trợ lý tham mưu nghiệp vụ trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục, Vụ thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. | 8 | 8,00 |
4 | Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và tương đương thuộc các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Trợ lý tham mưu nghiệp vụ của phòng thuộc các đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ (không bao gồm chức danh quy định tại Nhóm 3 Bảng này); Trợ lý các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ở Trung ương; Giảng viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật mật mã. | 7 | 7,30 |
5 | Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cơ yếu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương | 6 | 6,60 |
6 | Trưởng ban thuộc phòng của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị; Trợ lý tham mưu nghiệp vụ cơ yếu ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. | 5 | 6,00 |
Vậy Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ được áp dụng bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất là 10.
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ được áp dụng bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ là bao nhiêu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định người làm việc tại Ban Cơ yếu Chính phủ được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
STT | Chức danh lãnh đạo | Hệ số |
1 | Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ | 1,30 |
2 | Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ | 1,10 |
3 | Cục trưởng, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,90 |
4 | Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng và tương đương thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,70 |
5 | Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,50 |
6 | Phó Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,40 |
7 | Trưởng ban hoặc Đội trưởng cơ yếu đơn vị và tương đương của các tổ chức thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ | 0,20 |
Các chức danh lãnh đạo tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Các chức danh lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định đối với chức danh theo tổ chức của cơ quan, đơn vị quy định tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Vậy mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ có hệ số 1,30.
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ do ai có quyền quyết định bổ nhiệm?
Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định:
Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Theo đó Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định bổ nhiệm.
- Tổng hợp các Bộ luật Lao động qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
- NLĐ có được thỏa thuận để nhận việc về làm tại nhà không?
- Bầu cử tại đại hội công đoàn bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong trường hợp nào?
- Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động 2025 khi chưa hết thời hạn hợp đồng thế nào?
- Công ty yêu cầu thử việc đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng có bị phạt không?