Trước ngày 15/02/2025, tổ chức bộ máy mới sẽ được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để trình Chính phủ đúng không?
- Trước ngày 15/02/2025, tổ chức bộ máy mới sẽ được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để trình Chính phủ đúng không?
- Thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo nguyên tắc nào?
- Tinh giản biên chế theo những nguyên tắc ra sao?
Trước ngày 15/02/2025, tổ chức bộ máy mới sẽ được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để trình Chính phủ đúng không?
Theo khoản 2 Mục I Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2025 quy định khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017.
- Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao:
(1) Tổ chức thực hiện quyết liệt, bảo đảm tiến độ các công việc liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy theo kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không để hoạt động các bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân các địa phương bị gián đoạn hoặc bỏ sót công việc, nhất là các công việc liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan khác. Theo dõi sát sao để kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình hợp nhất, sáp nhập các cơ quan; gắn việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và đổi mới cách thức tổ chức công việc.
(2) Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo tổ chức bộ máy mới, hoàn thành trước ngày 15 tháng 02 năm 2025, bảo đảm đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 3 năm 2025; rà soát, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiện toàn tổ chức bộ máy.
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trong quá trình soạn thảo, trình ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà nước, kịp thời trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Theo đó trước ngày 15 tháng 02 năm 2025 các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao sẽ khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành các Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo tổ chức bộ máy mới.
Trước ngày 15/02/2025, tổ chức bộ máy mới sẽ được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để trình Chính phủ đúng không? (Hình từ Internet)
Thực hiện chính sách, chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.
- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.
- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.
- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.
Tinh giản biên chế theo những nguyên tắc ra sao?
Theo Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định thì nguyên tắc tinh giản biên chế là:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
- Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
- Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
- Ngoài ra đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3766.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3294.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3767.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/NTTAL/lao-dong-2025342.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Diễn văn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam như thế nào? Các trường hợp bị cấm hành nghề khám chữa bệnh là gì?
- Lịch chi trả lương hưu tháng 3 2025 chính thức vào thời gian nào?
- 01 bảng lương mới áp dụng cho Đại úy sĩ quan Công an nhân dân khi cải cách tiền lương hoàn thiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn thế nào?
- Chính thức năm 2025 lương hưu mức 1, mức 2 trong đợt tăng lương hưu mới nhất áp dụng cho 2 đối tượng, đó là ai?
- Ngày 27 2 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?