Trong năm 2025, điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo hướng tăng có thể được đề xuất bởi Chính phủ trong trường hợp nào?
- Trong năm 2025, điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo hướng tăng có thể được đề xuất bởi Chính phủ trong trường hợp nào?
- Không còn mức lương cơ sở thì cơ cấu tiền lương mới của khu vực công khi cải cách tiền lương ra sao?
- Xây dựng vị trí việc làm là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
Trong năm 2025, điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo hướng tăng có thể được đề xuất bởi Chính phủ trong trường hợp nào?
Theo Điều 4 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định thì Quốc Hội giao Chính phủ một số nhiệm vụ, trong đó: Chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xử lý các bất hợp lý phát sinh trong chế độ cho một số đối tượng, ngành nghề (viên chức ngành giáo dục, y tế,...); đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tăng tiền lương cho khu vực công có thể thực hiện bằng 2 phương án:
Phương án 1: Tăng tiền lương thông qua cải cách tiền lương
Tăng mức lương thì mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới cần cao hơn mức lương hiện nay.
Tuy nhiên nếu không có gì thay đổi thì sẽ đề xuất việc thực hiện 05 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026. Nếu được thông qua thì sẽ tiếp tục thực hiện xây dựng 05 bảng lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27 (khoản 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024)
Như vậy có thể cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có thể diễn ra sau năm 2026 nên phương án này chưa khả thi.
Phương án 2: Tăng tiền lương thông qua việc tăng mức lương cơ sở
Tăng mức lương cơ sở khu vực công sẽ phụ thuộc vào kinh tế đất nước.
Mức lương cơ sở mới sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định sẽ phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Vậy trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, Chính phủ có thể đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công thông qua điều chỉnh tăng mức lương cơ sở 2.34 hiện đang áp dụng và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Mới: Quốc hội quyết định nâng mức lương cơ sở trong năm 2025 áp dụng toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Trong năm 2025, điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 của toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo hướng tăng có thể được đề xuất bởi Chính phủ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Không còn mức lương cơ sở thì cơ cấu tiền lương mới của khu vực công khi cải cách tiền lương ra sao?
Theo điểm a tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới không còn áp dụng mức lương cơ sở gồm:
- Lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương (thay thế cho mức lương cơ sở);
- Các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương;
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Xây dựng vị trí việc làm là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương đúng không?
Theo khoản 2 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương
- Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức, viên chức; chọn lọc tiếp thu kinh nghiệm tốt của quốc tế, rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về vị trí việc làm và các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức gắn với từng vị trí việc làm trong khu vực công để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị trực tiếp xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức, cấp bậc hàm sĩ quan; xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm và tinh giản biên chế theo các nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước đã được ban hành. Trên cơ sở đó, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách nào được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng từ tháng 7/2025 để làm công tác công đoàn?