Trong các cơ quan Công đoàn thì mức chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản như thế nào?
Trong các cơ quan Công đoàn thì mức chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 29 Quy định kèm theo Quyết định 1411/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định mức chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản trong các cơ quan Công đoàn như sau:
- Đối với Điều lệ Công đoàn Việt Nam:
Xây dựng mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa 4.500.000 đồng/đề cương;
Sửa đổi, bổ sung một số điều: Mức chi tối đa 3.800.000 đồng/đề cương.
- Đối với Nghị quyết, Báo cáo do Ban Chấp hành từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên trình đại hội công đoàn cấp mình; đề án của Tổng Liên đoàn trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan khác ở trung ương:
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/đề cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 800.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương.
- Đối với Quy chế phối hợp
Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề cương;
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương.
- Đối với quy chế, đề án, kế hoạch cả nhiệm kỳ, chương trình cả nhiệm kỳ, báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn cả năm
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 200.000 đồng/đề cương.
- Đối với quyết định, quy định, hướng dẫn có tính chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp thực hiện quy định văn bản pháp luật của Nhà nước và Tổng Liên đoàn
Văn bản mới hoặc thay thế: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương.
Văn bản sửa đổi, bổ sung: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Mức chi tối đa 200.000 đồng/đề cương.
- Đối với chỉ thị, thông tri, kế hoạch, đề án, phương án thực hiện nhiệm vụ cụ thể: Tổng Liên đoàn: Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương.
Trong các cơ quan Công đoàn thì mức chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy định kèm theo Quyết định 1411/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định thì mức chi trợ cấp, hỗ trợ, thăm hỏi đối với cán bộ trong các cơ quan công đoàn như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động được cấp có thẩm quyền cho phép ký hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan công đoàn bị ốm đau, tai nạn, dịch bệnh phải điều trị tại bệnh viện (nội, ngoại trú) được chi thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần (một năm không quá 2 lần);
- CBCC trong các cơ quan công đoàn bị bệnh hiểm nghèo được mức chi trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người/năm;
- CBCC trong các cơ quan công đoàn khi từ trần, thân nhân của CBCC được hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa;
- Cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con (con đẻ và con nuôi theo quy định của pháp luật) của cán bộ CBCC trong các cơ quan công đoàn khi từ trần được mức chi trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/người; chi phúng viếng 1.000.000 đồng và tiền hương, hoa;
- Gia đình CBCC trong các cơ quan công đoàn gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác được trợ cấp tối đa 3.000.000 đồng/lần; có người thân (cha, mẹ đẻ hoặc bên vợ, bên chồng, vợ hoặc chồng, con) ốm đau dài ngày, tai nạn phải điều trị được thăm hỏi tối đa 1.000.000 đồng/lần (một năm không quá 2 lần).
Đoàn viên công đoàn không có việc làm thì có phải đóng đoàn phí hay không?
Theo khoản 6 Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 quy định:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
...
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Theo đó trong thời gian đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập thì không phải đóng đoàn phí công đoàn.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?