Trợ giúp viên pháp lý được đồng thời hướng dẫn tập sự tối đa bao nhiêu người?
Trợ giúp viên pháp lý được đồng thời hướng dẫn tập sự tối đa bao nhiêu người?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Tập sự trợ giúp pháp lý
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này.
3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý.
Theo đó, trợ giúp viên pháp lý được cùng lúc hướng dẫn tối đa 02 người tập sự trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp viên pháp lý được đồng thời hướng dẫn tập sự tối đa bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Theo đó, trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư;
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Người tập sự trợ giúp pháp lý có quyền đề nghị thay đổi người hướng dẫn không?
Căn cứ theo Điều 25a Thông tư 08/2017/TT-BTP (được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP) quy định như sau:
Thay đổi người hướng dẫn tập sự
1. Người tập sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người đứng đầu Trung tâm về việc thay đổi người hướng dẫn tập sự khi người hướng dẫn tập sự thuộc một trong các Trường hợp sau đây:
a) Người hướng dẫn tập sự vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư số 03/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Người hướng dẫn tập sự chuyển công tác, nghỉ việc, thôi việc, buộc thôi việc, chết hoặc vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thay đổi người hướng dẫn tập sự, người đứng đầu Trung tâm có trách nhiệm xem xét, quyết định.
Theo đó, người tập sự trợ giúp pháp lý có quyền đề nghị thay đổi người hướng dẫn trong các trường hợp sau:
- Người hướng dẫn tập sự vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BTP.
- Người hướng dẫn tập sự chuyển công tác, nghỉ việc, thôi việc, buộc thôi việc, chết hoặc vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự trợ giúp pháp lý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?