Trình tự xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện như thế nào?
- Kíp vi sai phi điện là gì?
- Trình tự xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện như thế nào?
- Việc đánh giá khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được quy định ra sao?
- Dụng cụ dùng để xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ gồm những gì?
Kíp vi sai phi điện là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I QCVN 12-22:2023/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Kíp nổ vi sai: Là kíp nổ có thời gian giữ chậm định trước.
3.2. Dây dẫn tín hiệu nổ (hay còn gọi là dây dẫn nổ): Là phương tiện dùng để truyền sóng kích nổ để gây nổ kíp nổ.
3.3. Kíp vi sai phi điện: Là loại kíp nổ vi sai có thời gian giữ chậm định trước bằng mili giây (ms) và được kích nổ bằng dây dẫn tín hiệu nổ.
...
Theo đó, kíp vi sai phi điện là loại kíp nổ vi sai có thời gian giữ chậm định trước bằng mili giây (ms) và được kích nổ bằng dây dẫn tín hiệu nổ.
Trình tự xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu tiết 7.7.3 tiết 7.7 tiểu mục 7 Mục II QCVN 12-22:2023/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Xác định khả năng chịu chấn động
...
7.7.3. Tiến hành thử
- Xếp kíp vào trong hộp giấy chuyên dụng thành 02 hàng, mỗi hàng 05 cái, xếp tráo đầu. Đặt hộp chứa kíp vào trong hòm gỗ của máy thử chấn động, dùng bìa, giấy chèn chặt. Đậy nắp kín và gài khóa hòm chấn động;
- Đặt máy ở chế độ sẵn sàng làm việc. Đóng nguồn điện để máy chấn động hoạt động, đồng thời ghi thời gian bắt đầu chấn động;
- Khi thời gian chấn động đủ 05 min, bấm công tắc ngừng máy, kiểm tra tình trạng mặt ngoài và kết cấu của mẫu thử.
...
Theo đó, trình tự tiến hành xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ được thực hiện như sau:
- Xếp kíp vào trong hộp giấy chuyên dụng thành 02 hàng, mỗi hàng 05 cái, xếp tráo đầu.
- Đặt hộp chứa kíp vào trong hòm gỗ của máy thử chấn động, dùng bìa, giấy chèn chặt. Đậy nắp kín và gài khóa hòm chấn động.
- Đặt máy ở chế độ sẵn sàng làm việc.
- Đóng nguồn điện để máy chấn động hoạt động, đồng thời ghi thời gian bắt đầu chấn động.
- Khi thời gian chấn động đủ 05 min, bấm công tắc ngừng máy, kiểm tra tình trạng mặt ngoài và kết cấu của mẫu thử.
Việc đánh giá khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ được quy định ra sao?
Căn cứ theo tiểu tiết 7.7.4 tiết 7.7 tiểu mục 7 Mục II QCVN 12-22:2023/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Xác định khả năng chịu chấn động
...
7.7.4. Đánh giá kết quả
Mẫu thử đạt yêu cầu khi không phát nổ, không hư hỏng kết cấu.
Trường hợp có ít nhất 01 kíp không đạt yêu cầu, tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp 02 lần số lượng kíp theo yêu cầu lần 1. Lần thử này yêu cầu toàn bộ kíp đạt yêu cầu. Trường hợp thử lần 2, có 01 kíp không đạt thì kết luận lô hàng không đạt yêu cầu.
Theo đó, việc đánh giá khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ được quy định như sau:
- Mẫu thử đạt yêu cầu khi không phát nổ, không hư hỏng kết cấu.
- Trong trường hợp có ít nhất 01 kíp không đạt yêu cầu thì tiến hành lấy mẫu thử lại lần 2 với số lượng mẫu thử gấp 02 lần số lượng kíp theo yêu cầu lần 1 và lần thử này yêu cầu toàn bộ kíp đạt yêu cầu.
- Trong trường hợp thử lần 2 có 01 kíp không đạt thì kết luận lô hàng không đạt yêu cầu.
Dụng cụ dùng để xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò không có khí bụi nổ gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu tiết 7.7.1 tiết 7.7 tiểu mục 7 Mục II QCVN 12-22:2023/BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp - kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ quy định như sau:
Xác định khả năng chịu chấn động
7.7.1. Thiết bị, dụng cụ
- Máy thử chấn động chuyên dụng có biên độ dao động 150 ± 2 mm, tần số dao động 60 ± 1 lần/min;
- Đồng hồ bấm giây.
- Thước đo chiều dài, có vạch chia 1 mm.
...
Theo đó, thiết bị, dụng cụ xác định khả năng chịu chấn động của kíp nổ vi sai phi điện dùng cho mỏ hầm lò/đường hầm không có khí bụi nổ gồm:
- Máy thử chấn động chuyên dụng có biên độ dao động 150 ± 2 mm, tần số dao động 60 ± 1 lần/min;
- Đồng hồ bấm giây.
- Thước đo chiều dài, có vạch chia 1 mm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?