Trình tự thực hiện tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức?

Cho tôi hỏi trình tự thực hiện tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức? Đối tượng nào thuộc chính sách tinh giản biên chế? Câu hỏi của anh Thắng (Đồng Nai).

Trình tự thực hiện tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức?

Căn cứ theo quy đinh Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP và khoản 6 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP, việc tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành qua các bước:

(1) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:

- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.

- Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định tại Điều 15 Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 02 lần/năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, địa phương):

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này;

- Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc;

- Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và sử dụng chi ngân sách thường xuyên hằng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế.

Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP thì cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện theo trình tự quy định tại Nghị định 108/2014/NĐ-CPNghị định 113/2018/NĐ-CP, đồng thời có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xuất Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Định kỳ 02 lần/năm (6 tháng/1 lần), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.

(3) Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.

(4) Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định.

(5) Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.

Trình tự thực hiện tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức?

Trình tự thực hiện tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào thuộc chính sách tinh giản biên chế?

Căn cứ Điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về các đối tượng áp dụng chính sách tinh giản biên chế gồm:

- Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP;

- Các chức vụ lãnh đạo, kế toán trưởng, kiểm sát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu;

- Cán bộ công chức là người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.

Về hưu sớm do tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nhận những khoản tiền trợ cấp nào?

Theo Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP quy định về chính sách về hưu trước tuổi:

(1) Đối tượng tinh giản biên chế nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019;

- Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.

(2) Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên:

- Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

- Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 (một phần hai) tháng tiền lương.

- Được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

Tinh giản biên chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tinh giản biên chế do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, người hoạt động không chuyên trách dôi dư được hưởng những khoản trợ cấp nào?
Lao động tiền lương
CBCCVC đang nuôi con nhỏ có thực hiện tinh giản biên chế không?
Lao động tiền lương
Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế thực hiện chính sách thôi việc như thế nào?
Lao động tiền lương
Thực hiện tinh giản biên chế đối với CBCCVC dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đúng không?
Lao động tiền lương
Có thực hiện tinh giản biên chế đối với người đang trong thời gian xem xét kỷ luật?
Lao động tiền lương
Công chức cấp xã dôi dư nghỉ do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thì có được hưởng trợ cấp sau khi tinh giản biên chế hay không?
Lao động tiền lương
Có tinh giản biên chế đối với người đang bị thanh tra do có dấu hiệu vi phạm không?
Lao động tiền lương
Giám đốc công ty TNHH do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thuộc đối tượng tinh giản biên chế không?
Lao động tiền lương
Người nào không được áp dụng chính sách tinh giản biên chế khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ NSNN?
Lao động tiền lương
Cán bộ dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện ngoài các chính sách tinh giản biên chế còn được hưởng thêm khoản trợ cấp đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tinh giản biên chế
3,224 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tinh giản biên chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tinh giản biên chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào