Trình độ về lý luận chính trị của công chức lãnh đạo quản lý như thế nào?
Trình độ về lý luận chính trị của công chức lãnh đạo quản lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Về trình độ
1. Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Về lý luận chính trị:
a) Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
3. Về quản lý nhà nước:
a) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a và điểm b khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm c và điểm d khoản 1; điểm d khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
4. Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý theo quy định của bộ, ngành, địa phương nơi công tác hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với trường hợp vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số. Việc xác định trình độ ngoại ngữ và các trường hợp có văn bằng, chứng chỉ được xác định tương đương thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trình độ về lý luận chính trị của công chức lãnh đạo quản lý như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP.
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2024/NĐ-CP.
Trình độ về lý luận chính trị của công chức lãnh đạo quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức đến tuổi nghỉ hưu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức đến tuổi nghỉ hưu được thực hiện như sau:
- Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo phải ra thông báo thực hiện việc xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến tuổi nghỉ hưu đối với công chức.
- Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, gửi cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo.
- Người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, xem xét, nếu công chức còn sức khỏe, uy tín, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì thống nhất biểu quyết bằng phiếu kín.
Nhân sự được đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ra quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến tuổi nghỉ hưu đối với công chức.
Chưa thực hiện quy trình kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP các trường hợp chưa thực hiện quy trình kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đối với công chức gồm:
- Công chức lãnh đạo đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
- Công chức lãnh đạo đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
- Công chức lãnh đạo đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?