Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đăng ký qua đường link nào?
Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đăng ký qua đường link nào?
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22/12/2024 tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội).
Triển lãm sẽ mở cửa cho người dân vào tham quan miễn phí từ 13 giờ 30 ngày 21/12 đến 15 giờ ngày 22/12.
Người dân tham gia Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đăng ký bằng cách truy cập đường link dưới đây:
Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại: https://vietnamdefence.vdi.org.vn/vi/dang-ky-tham-quan.html Lưu ý: Đây không phải là website chính thức của Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, bạn đọc vui lòng truy cập vào trang web chính thức để Đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. |
Giao diện hiện ra như sau:
Sau đó, điền cách thông tin cơ bản, gồm:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng tham gia triển lãm quốc phòng, chọn [Người dân]
Điền đầy đủ các trường thông tin như: Họ và tên, Giới tính, Điện thoại, Mail, CCCD, Công ty,...
Sau đó nhấn chon [Đăng ký]
Bước 2: Điền câu hỏi khảo sát
Bước 3: Đăng ký thông tin dành cho khách đoàn
Trường hợp đến tham quan theo đoàn từ 2 người trở lên, vui lòng bổ sung đầy đủ thông tin của những thành viên còn lại theo Form.
Lưu ý: Không nhập chung địa chỉ email và số điện thoại. Để trống nếu không phải khách đoàn.
- Cung cấp thông tin đăng ký tham quan trung thực và chính xác.
- Mang theo CMND/CCCD, hộ chiếu.
- Ban tổ chức có quyền chụp ảnh hoặc quay video khách tham quan tại triển lãm.
- Không được phép mang vật nuôi.
- Không mang đồ ăn, thức uống.
- Không hút thuốc trong khu vực triển lãm.
Lưu ý về trang phục:
- Lực lượng vũ trang yêu cầu quân phục của lực lượng.
- Khách tham quan triển lãm cần mặc trang phục phù hợp và lịch sự, không đi dép lê, dép xỏ ngón và quần đùi đến tham dự.
- Từ chối khách tham quan có trang phục/ hành vi không phù hợp vào Khu vực Triển lãm.
Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đăng ký qua đường link nào?
Chế độ, chính sách đối với NLĐ trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 16/2023/NĐ-CP người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được áp dụng các chế độ, chính sách sau:
- Tiền lương của lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu được tính phù hợp với quy định về chế độ, chính sách của pháp luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và căn cứ vào năng suất lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.
- Khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, người lao động nếu bị thương hoặc bị chết mà đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì được xem xét, xác nhận là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi về người có công với cách mạng; người lao động bị tai nạn lao động thì xét hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Nhà nước bố trí kinh phí để đảm bảo trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu trong thời gian chuẩn bị nghỉ hưu; thanh toán các khoản chi xuất ngũ, phục viên, thôi việc theo chế độ hiện hành; hỗ trợ trả lương cho số lượng người lao động biên chế theo các dây chuyền sản xuất, sửa chữa sản phẩm quốc phòng, an ninh trong thời gian tạm ngừng vận hành theo kế hoạch, nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chuyên môn, đơn vị đầu mối trực thuộc đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Nhà nước có chính sách gì về quốc phòng?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Quốc phòng 2018, chính sách của Nhà nước về quốc phòng như sau:
- Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
- Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.
- Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng.
- Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?