Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân nào cho người lao động làm lĩnh vực giầy dép thế nào?
Người lao động có thể được trang cấp loại phương tiện bảo vệ cá nhân nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân, cụ thể như sau:
Phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
2. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:
a) Phương tiện bảo vệ đầu.
b) Phương tiện bảo vệ mắt, mặt.
c) Phương tiện bảo vệ thính giác.
d) Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.
đ) Phương tiện bảo vệ tay.
e) Phương tiện bảo vệ chân.
g) Phương tiện bảo vệ thân thể.
h) Phương tiện chống ngã cao.
i) Phương tiện chống điện giật, điện từ trường, tia phóng xạ.
k) Phương tiện chống đuối nước.
l) Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
3. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định khác của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành (nếu có).
Theo đó, phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm các loại sau đây:
- Phương tiện bảo vệ đầu.
- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt.
- Phương tiện bảo vệ thính giác.
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Phương tiện bảo vệ tay.
- Phương tiện bảo vệ chân.
- Phương tiện bảo vệ thân thể.
- Phương tiện chống ngã cao.
- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường, tia phóng xạ.
- Phương tiện chống đuối nước.
- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.
Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân nào cho người lao động làm lĩnh vực giầy dép? (Hình từ Internet)
Trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân nào cho người lao động làm lĩnh vực giầy dép thế nào?
Căn cứ Mục 16 Phụ lục 1 Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, ban hành kèm theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động làm việc trong ngành giầy dép như sau:
XVI. GIẦY DÉP
Số TT | Tên nghề, công việc | Tên trang bị |
1 | Pha cắt da, điều khiển máy rẩy da. | - Mũ bao tóc; - Quần áo bảo hộ lao động phổ thông; - Giầy vải bạt thấp cổ; - Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học; - Khẩu trang lọc bụi; - Xà phòng. |
2 | May mu giầy, đột dập ôrê. | - Mũ bao tóc; - Quần áo bảo hộ lao động phổ thông; - Bịt tai chống ồn; - Giầy vải bạt thấp cổ; - Khẩu trang lọc bụi; - Xà phòng. |
3 | Gò ráp, khâu đế, mài đế, đánh bóng giầy. | - Mũ bao tóc; - Quần áo bảo hộ lao động phổ thông; - Giầy vải bạt thấp cổ; - Kính trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học; - Khẩu trang lọc bụi; - Xà phòng. |
4 | - Bồi vải, khuấy keo; - Điều khiển máy gò, ép, dán, quét keo. | - Quần áo bảo hộ lao động phổ thông; - Mũ bao tóc; - Mặt nạ phòng độc chuyên dùng; - Giầy vải bạt thấp cổ; - Găng tay vải bạt; - Xà phòng. |
5 | Điều khiển máy sấy, hấp, lưu hóa, in nhãn, mác giầy hoặc ủng. | - Quần áo bảo hộ lao động phổ thông; - Mũ bao tóc; - Găng tay vải bạt; - Mặt nạ phòng độc chuyên dùng; - Giầy vải bạt thấp cổ; - Xà phòng. |
Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân theo các nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, cụ thể như sau:
Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.
Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động sử dụng phương tiện cá nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc được nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?