Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo tiêu chuẩn gì?

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo tiêu chuẩn gì? Thợ hàn phải trang bị những gì khi tiến hành công việc hàn hơi trong hầm? Câu hỏi của anh H.C (Hưng Yên)

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo tiêu chuẩn gì?

Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

5. Về phương tiện bảo vệ cá nhân
5.1. Thợ hàn hơi phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kính hàn, tạp dề, giầy, găng tay và các loại phương tiện bảo vệ khác theo quy định.
5.2. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo chống tia lửa, chống lại được tác động cơ học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại.
5.3. Khi hàn trong môi trường làm việc có hóa chất (a xít, kiềm, sản phẩm dầu mỡ..), trường điện từ, cũng như khi hàn các chi tiết đã được đốt nóng sơ bộ, thợ hàn phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động bằng vật liệu đảm bảo chống những tác động đó.
5.4. Khi hàn cắt trong điều kiện có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn điện (hàn trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, những nơi ẩm ướt...), ngoài quần áo bảo hộ lao động, thợ hàn còn phải được trang bị găng tay, giầy cách điện; ở vị trí hàn cắt phải có thảm hoặc bục cách điện.
...

Theo quy định trên thì trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo chống tia lửa, chống lại được tác động cơ học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại.

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo tiêu chuẩn gì?

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)

Diện tích chỗ làm việc cho một thợ hàn ít nhất là bao nhiêu mét vuông?

Tại tiểu mục 2.2.4.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2.3. Yêu cầu an toàn trong sửa chữa thiết bị hàn cắt kim loại
2.2.3.1. Chỉ những người đã được đào tạo và có chứng chỉ mới được phép sửa chữa các thiết bị dùng cho oxy, axetylen, LPG.
2.2.3.2. Việc tháo lắp, sửa chữa thiết bị hàn cắt dùng cho oxy, axetylen, LPG phải thực hiện trên các bàn riêng biệt. Bàn đặt thiết bị ô xy không được dính dầu mỡ.
2.2.3.3. Các chi tiết, bộ phận sau khi sửa chữa phải được tẩy sạch dầu mỡ, rửa bằng nước nóng và sấy khô.
2.2.3.4. Mỏ hàn, mỏ cắt sau khi sửa chữa phải được thử nghiệm, đạt yêu cầu mới được phép đưa vào sử dụng.
2.2.3.5. Trong quá trình làm việc, nếu có hiện tượng rò khí phải ngừng công việc để sửa chữa.
2.2.4. Yêu cầu an toàn đối với nơi sản xuất, bố trí thiết bị và tổ chức công việc hàn hơi.
2.2.4.1. Nhà xưởng
- Diện tích chỗ làm việc ít nhất là 4 m2 cho một thợ hàn (không kể diện tích đặt thiết bị, đường đi lại).
- Chiều rộng lối đi lại nhỏ nhất 1m.
- Chiều cao từ sàn đến điểm thấp nhất của mái ít nhất là 3,25m.
- Các gian phải làm bằng vật liệu khó cháy hoặc không cháy với cấp chịu lửa thấp nhất là cấp II.
- Sàn phải làm bằng vật liệu không cháy, có độ dẫn nhiệt kém, dễ cọ rửa.
- Chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo phải phù hợp với quy định về chiếu sáng chỗ làm việc.
- Thông thoáng.
...

Theo đó, diện tích chỗ làm việc cho một thợ hàn ít nhất là 4m2 (không kể diện tích đặt thiết bị, đường đi lại).

Thợ hàn phải trang bị những gì khi tiến hành công việc hàn hơi trong hầm?

Tại tiểu mục 2.2.1.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2. Quy định cụ thể
...
2.2.1.4. Khi tiến hành công việc hàn hơi trong các hầm, buồng, thùng, khoang bể kín phải đặt thiết bị axetylen, chai chứa axetylen và chai oxy ở bên ngoài; cử người nắm vững kỹ thuật an toàn giám sát và phải có biện pháp an toàn cụ thể, phòng chống cháy, nổ, ngộ độc và được người có trách nhiệm duyệt, cho phép. Thợ hàn phải đeo găng tay và sử dụng dây an toàn, dây an toàn được nối tới chỗ người giám sát.
- Phải thực hiện thông gió, với tốc độ gió từ 0,3 đến 1,5 m/s.
- Phải kiểm tra đảm bảo trong hầm, thùng, khoang bể kín không có hơi khí độc, hơi khí cháy nổ mới cho người tiến hành công việc hàn hơi.
2.2.1.5. Cấm hàn hơi ở các hầm, thùng, khoang, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
2.2.1.6. Sử dụng khí
2.2.1.6.1. Khi nối van chai chứa khí không khít thì không được dùng lực cưỡng bức. Ren của đầu nối bộ điều chỉnh nối hoặc các dụng cụ phụ phải phù hợp với đầu ra của van chai chứa khí.
2.2.1.6.2. Van chai chứa
- Van chai phải luôn luôn đóng (đầy hoặc hết) trừ khi chai chứa đang được sử dụng.
- Đầu ra của van không được hướng vào người khi đang mở.
- Phải đóng van khi ngừng sử dụng.
- Phải mở van chai từ từ.
- Van chai không có tay vặn phải có chìa vặn (chìa khóa) kèm theo và chỉ được dùng chúng để mở, chìa vặn (chìa khóa) phải để lại trên van trong lúc chai đang sử dụng.
- Đối với van có tay vặn không được dùng cờ lê, mỏ lết, búa hoặc dùng các dụng cụ khác để mở hoặc đóng van.
- Không được dùng lực mạnh để vặn van chai chứa.
- Liên hệ với nhà cung cấp khí nếu việc vận hành van gặp khó khăn. Không được tra dầu mỡ van chai.
- Van vận hành tự động phải được vận hành phù hợp với các chú dẫn.
- Không được sửa chữa van áp suất dư, đặc biệt là hộp kín, để tránh chai chứa khí hoàn toàn không còn khí.
...

Theo đó, khi tiến hành công việc hàn hơi trong hầm, thợ hàn phải đeo găng tay và sử dụng dây an toàn, dây an toàn được nối tới chỗ người giám sát.

Phương tiện bảo vệ cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty có cần cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người đến thăm quan nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm không?
Lao động tiền lương
Công ty chủ động xây dựng danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì có cần báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trong núi có được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động có phải tự trả tiền để mua phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Công ty có đương nhiên cấp lại phương tiện bảo vệ cá nhân đã hết hạn sử dụng không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có trang cấp lại phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi phương tiện được trang cấp bị mất không?
Lao động tiền lương
Công ty phát tiền chứ không trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc trên sông nước có phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không?
Lao động tiền lương
Người lao động phải được cấp phương tiện bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với 03 yếu tố nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phương tiện bảo vệ cá nhân
2,244 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện bảo vệ cá nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phương tiện bảo vệ cá nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào