Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì?
Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì?
Căn cứ quy định Điều 55 Luật Kế toán 2015 quy định về trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng như sau:
- Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;
+ Tổ chức điều hành bộ máy kế toán;
+ Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
- Kế toán trưởng có các quyền sau đây:
+ Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
Lưu ý: Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì?
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng trong doanh nghiệp?
Căn cứ quy định Điều 50 Luật Kế toán 2015 quy định về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán như sau:
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán
1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc quyết định thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo đúng quy định của Luật này.
2. Bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của Luật này; trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả của những sai phạm do mình gây ra; chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
4. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị cấp dưới.
Như vậy, người có thẩm quyền bổ nhiệm kế toán trưởng trong doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.
Tiêu chuẩn Kế toán trưởng doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 79 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của Kế toán trưởng như sau:
Tiêu chuẩn của Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng
1. Các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 76 Nghị định này.
2. Có bằng đại học trở lên.
3. Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
4. Có chứng chỉ bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp đã có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
5. Đối với kế toán trưởng, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 1, khoản 2 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản pháp luật về kế toán.
Như vậy, tiêu chuẩn của kế toán trưởng trong doanh nghiệp bảo hiểm gồm có:
- Các tiêu chuẩn chung như sau:
+ Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định
+ Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm; không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
- Có bằng đại học trở lên.
- Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong một hoặc các lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
- Có chứng chỉ bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với trường hợp đã có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm.
- Phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản pháp luật về kế toán.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 52 Luật Kế toán 2015 quy định về những người không được làm kế toán, cụ thể như sau:
Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Theo đó, người thuộc 04 nhóm đối tượng nêu trên sẽ không được làm kế toán.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?