Trách nhiệm lập tờ khai tk1 ts về việc tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT thuộc về ai?
Mục đích của việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Hiện nay, có 02 hình thức tham gia bảo hiểm xã hội, đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà Nhà nước hỗ trợ một phần và người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, áp dụng với các đối tượng do luật định để chăm sóc sức khỏe.
Như vậy, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đều là những chính sách an sinh xã hội thiết thực đối với mỗi người dân. Bằng việc tham gia, người dân được ổn định cuộc sống khi gặp rủi ro. Có thể kể đến một vài hỗ trợ tích cực từ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như:
- Khi ốm đau: được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám, chữa bệnh và được hưởng chế độ ốm đau (Luật Bảo hiểm y tế 2008 và Mục 1 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Khi thai sản: được nghỉ theo chế độ thai sản và nhận tiền thai sản (Mục 2 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Khi tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp: được chăm sóc, điều trị bệnh và nhận trợ cấp theo chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
- Dù gặp rủi ro trong trường hợp nào (ốm đau, thai sản hay thương tật) đều được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và nhận khoản trợ cấp tương ứng (Chương III Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Ngoài ra, khi người tham gia mất việc làm hoặc không có việc làm, nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp với những khoản trợ cấp và hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp (Chương 6 Luật Việc làm 2013).
- Đặc biệt, sau một thời gian tham gia, nếu thuộc trường hợp theo luật định và có nhu cầu thì người tham gia còn được nhận bảo hiểm xã hội một lần (Chương III và Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Trách nhiệm lập mẫu tờ khai tk1 ts về việc tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Mẫu Tờ khai tk1 ts về việc tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được lập như thế nào?
Khi thực hiện kê khai thông tin BHXH, BHYT người tham gia thực hiện kê khai theo Mẫu tk1 ts mới nhất được ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023. Cụ thể mẫu tờ khai tk1 ts như sau:
Mẫu tờ khai tk1 ts được lập khi người tham gia đăng ký tham gia không tìm thấy mã số bảo hiểm xã hội hoặc có đề nghị điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Mẫu tờ khai tk1 ts có 2 phần:
- Phần 1 áp dụng cho người tham gia tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp.
- Phần 2 áp dụng cho người tham gia đã có mã số bảo hiểm xã hội muốn đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ bảo hiểm xã hội hoặc thẻ bảo hiểm y tế.
Tải mẫu tờ khai tk1 ts: Tại đây
Trách nhiệm lập tờ khai tk1 ts về việc tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc về ai?
Tại Điều 31 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023, đối tượng phải thực hiện kê khai mẫu tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được xác định bao gồm:
- Người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Hoặc Cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi).
Trong đó, người tham gia là:
- Người lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin, kê khai đầy đủ hồ sơ, nộp cho đơn vị quản lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật làm căn cứ xác định đối tượng tham gia, số tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNTĐ, BNN, cụ thể:
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
+ Người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại tiết a, c, d điểm 1.7 khoản 1 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
+ Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
+ Người lao động và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
+ Người chỉ tham gia bảo hiểm y tế
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?