Trách nhiệm giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh thuộc về ai?
- Trách nhiệm giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh thuộc về ai?
- Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh được áp dụng cho chức danh nào?
- Bắt đầu áp dụng việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề cho các chức danh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề vào năm nào?
Trách nhiệm giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh thuộc về ai?
Căn cứ tại Điều 25 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Hội đồng Y khoa Quốc gia
1. Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; có con dấu và trụ sở riêng.
2. Hội đồng Y khoa Quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Ban hành bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
d) Tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, khiếu nại hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Theo đó, Hội đồng Y khoa Quốc gia có trách nhiệm giải quyết khiếu nại hoặc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh.
Trách nhiệm giải quyết khiếu nại về kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh thuộc về ai?
Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh được áp dụng cho chức danh nào?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
2. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
3. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì tổ chức thực hiện.
4. Người tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải chi trả chi phí kiểm tra đánh giá.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, chức danh chuyên môn phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề là: bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
Bắt đầu áp dụng việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề cho các chức danh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề vào năm nào?
Căn cứ tại Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
2. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với chức danh bác sỹ;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với các chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh;
c) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
4. Điều kiện phải đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 và điểm c khoản 2 Điều 30 của Luật này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2032.
5. Quy định về hạ tầng công nghệ thông tin tại điểm d khoản 2 Điều 52 của Luật này thực hiện như sau:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với trường hợp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2027;
b) Chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2027.
6. Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này thực hiện như sau:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 đối với bệnh viện;
b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với các hình thức tổ chức khác của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Theo đó, thời gian bắt đầu áp dụng việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề cho các chức danh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề được quy định như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2027 đối với chức danh bác sỹ;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 đối với các chức danh y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?