Trách nhiệm của người tập sự hành nghề luật sư và luật sư hướng dẫn đối với Sổ nhật ký tập sự là gì?
Sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư được dùng để làm gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định như sau:
Nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự
1. Người tập sự lập Sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư theo mẫu quy định tại Thông tư này để ghi chép các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong thời gian tập sự. Sổ nhật ký tập sự có xác nhận của luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự khi kết thúc quá trình tập sự.
...
Theo đó, Sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư được dùng làm căn cứ để đánh giá quá trình tập sự của luật sư, cụ thể:
- Người tập sự lập Sổ nhật ký tập sự hành nghề luật sư theo mẫu quy định tại Thông tư này để ghi chép các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong thời gian tập sự.
- Sổ nhật ký tập sự phải có xác nhận của luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự khi kết thúc quá trình tập sự.
Trách nhiệm của người tập sự hành nghề luật sư và luật sư hướng dẫn đối với Sổ nhật ký tập sự là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người tập sự hành nghề luật sư và luật sư hướng dẫn đối với Sổ nhật ký tập sự là gì?
Theo Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của người tập sự
1. Người tập sự có các quyền sau đây:
a) Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
b) Được hướng dẫn về các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;
c) Giúp luật sư hướng dẫn thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư;
d) Được tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và luật sư hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình tập sự;
đ) Đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại Thông tư này;
e) Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;
g) Các quyền khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư;
b) Tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
c) Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn;
d) Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng công việc mà mình đảm nhận;
đ) Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 20 giờ trong 01 tuần;
e) Lập Sổ nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự;
g) Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo Điều 13 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định:
Trách nhiệm của luật sư hướng dẫn
1. Hướng dẫn người tập sự theo nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự.
2. Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình phân công, xác nhận vào Sổ nhật ký tập sự của người tập sự.
3. Nhận xét về quá trình tập sự, trong đó nêu rõ các ưu điểm, hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, việc thực hiện Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam của người tập sự.
4. Chịu trách nhiệm về quá trình tập sự của người tập sự; tạo điều kiện để người tập sự hoàn thành thời gian tập sự; không được cản trở hay hạn chế người tập sự thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về những vụ, việc mà người tập sự thực hiện theo sự phân công và hướng dẫn của mình.
5. Kịp thời báo cáo tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về việc người tập sự không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người tập sự, vi phạm quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình tập sự.
6. Từ chối hướng dẫn tập sự khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
7. Các trách nhiệm khác liên quan đến việc hướng dẫn tập sự theo phân công của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, người tập sự hành nghề luật sư có nghĩa vụ phải lập Sổ nhật ký tập sự và báo cáo quá trình tập sự.
Luật sư hướng dẫn cũng có nghĩa vụ phải theo dõi, giám sát việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình phân công, xác nhận vào Sổ nhật ký tập sự của người tập sự.
Tập sự hành nghề luật sư phải báo cáo quá trình tập sự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về báo cáo tập sự hành nghề luật sư như sau:
Nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự
...
2. Khi hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư, người tập sự có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự theo mẫu quy định tại Thông tư này cho Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự. Báo cáo quá trình tập sự phải có nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn, xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và đánh giá của Đoàn Luật sư về tư cách đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật của người tập sự.
Theo đó, người tập sự hành nghề luật sư có trách nhiệm nộp báo cáo bằng văn bản về quá trình tập sự theo mẫu quy định tại Thông tư này cho Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự.
Báo cáo quá trình tập sự phải có nhận xét, chữ ký của luật sư hướng dẫn, xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và đánh giá của Đoàn Luật sư về tư cách đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật của người tập sự.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?