Trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề thuộc về ai?

Trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề thuộc về ai?

Kiểm toán viên hành nghề là ai?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
2. Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
3. Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
4. Thành viên tham gia cuộc kiểm toán bao gồm kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên và các thành viên khác.
...

Theo đó, kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề thuộc về ai?

Trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề thuộc về ai?

Trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề thuộc về ai?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật kiểm toán độc lập quy định:

Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán
1. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán trong cả nước.
2. Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán được:
a) Bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
b) Thực hiện việc nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế theo quy trình xây dựng, ban hành và công bố Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
c) Tham gia tổ chức thi kiểm toán viên;
d) Phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về điều kiện, cách thức, chế độ báo cáo và giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán quy định tại Khoản 2 Điều này.

Theo đó, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán có trách nhiệm bồi dưỡng kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề.

Trường hợp nào kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán?

Căn cứ tại Điều 19 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định:

Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau đây:
1. Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;
2. Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
3. Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;
4. Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
5. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
6. Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
7. Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
8. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, những trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán là:

- Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần và góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;

- Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

- Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;

- Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát và kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

- Là những người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;

- Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ theo quy định có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

- Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Kiểm toán viên hành nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên hành nghề là ai? Các hành vi nghiêm cấm đối với kiểm toán viên hành nghề là gì?
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên hành nghề có được ký báo cáo kiểm toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực không?
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên hành nghề có những quyền gì?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên hành nghề được từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ bảo mật của kiểm toán viên hành nghề được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên hành nghề có phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán đã ký không?
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên hành nghề muốn cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán thì có phải nộp lệ phí không?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm công khai thông tin về kiểm toán viên hành nghề?
Lao động tiền lương
Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kiểm toán viên hành nghề
123 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm toán viên hành nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán viên hành nghề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào