Tổng hợp Mẫu Thông báo cho công tác văn thư, cụ thể ra sao?
Tổng hợp Mẫu Thông báo thông dụng cho công tác văn thư, cụ thể ra sao?
Theo quy định tại Mẫu 1.4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, Mẫu Thông báo chuẩn theo Nghị định 30 có dạng như sau:
Tải Mẫu Thông báo theo Nghị định 30: Tại đây
Ghi chú:
1. Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
2. Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
3. Chữ viết tắt tên loại văn bản.
4. Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
5. Địa danh.
6. Tên loại văn bản: Mẫu này áp dụng chung đối với các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại gồm: chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, tờ trình, giấy ủy quyền, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo.
7. Trích yếu nội dung văn bản.
8. Nội dung văn bản.
9. Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
10. Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Một số Mẫu Thông báo thông dụng có thể tham khảo:
1. Thông báo tuyển dụng: Tại đây
2. Thông báo công ty: Tại đây
3. Thông báo triển khai công việc: Tại đây
4. Thông báo kết quả thử việc đạt yêu cầu: Tại đây
5. Thông báo kết quả thử việc không đạt yêu cầu: Tại đây
6. Thông báo hủy bỏ thỏa thuận thử việc trước thời hạn: Tại đây
7. Thông báo tuyển dụng bằng tiếng anh: Tại đây
8. Thông báo tăng mức tiền lương đóng bảo hiểm cho NLĐ: Tại đây
9. Thông báo nghỉ Lễ/Tết: Tại đây
10. Thông báo cắt giảm nhân sự: Tại đây
11. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động: Tại đây
12. Thông báo không tái ký hợp đồng lao động: Tại đây
13. Thông báo xem xét kỷ luật lao động: Tại đây
14. Thông báo chậm trả lương: Tại đây
15. Thông báo đi làm lại sau Lễ/Tết: Tại đây
Tổng hợp Mẫu Thông báo thông dụng cho công tác văn thư, cụ thể ra sao?
Mẫu Thông báo theo Nghị định 30 phải đảm bảo thể thức như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, Mẫu Thông báo là loại văn bản hành chính, bao gồm bao gồm các thành phần chính như sau:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
Ngoài ra, Mẫu Thông báo có thể bổ sung một số thành phần khác (nếu có) bao gồm:
- Phụ lục.
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
Chi tiết thể thức trong văn bản hành chính được quy định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Hiện nay có mấy ngạch công chức chuyên ngành văn thư?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư do Bộ Nội vụ ban hành.
Theo đó các ngạch công chức chuyên ngành văn thư bao gồm:
- Văn thư viên chính. Mã số: 02.006;
- Văn thư viên. Mã số: 02.007;
- Văn thư viên trung cấp. Mã số: 02.008
Như vậy, hiện nay có 3 ngạch công chức chuyên ngành văn thư là Văn thư viên chính, Văn thư viên và Văn thư viên trung cấp.
Nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 02/2021/TT-BNV có quy định như sau:
Nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, công chức chuyên ngành văn thư
1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức.
2. Khi bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành hành chính, công chức chuyên ngành văn thư tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức.
Theo đó, nguyên tắc xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được quy định như sau:
- Việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch công chức chuyên ngành văn thư phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức.
- Khi bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành văn thư tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch công chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?