Tổng hợp các loại hồ sơ sổ sách giáo viên phải thực hiện trong năm học 2024-2025, cụ thể ra sao?
Tổng hợp các loại hồ sơ sổ sách giáo viên phải thực hiện trong năm học 2024-2025, cụ thể ra sao?
Hiện nay, danh mục hồ sơ sổ sách giáo viên các cấp phải thực hiện trong năm học mới cụ thể như sau:
1. Các loại hồ sơ theo Điều lệ trường học
(a) Đối với giáo viên mầm non
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với giáo viên bao gồm:
- Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
- Sổ theo dõi trẻ em;
- Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
(b) Đối với giáo viên tiểu học
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hồ sơ sổ sách giáo viên bao gồm:
- Kế hoạch bài dạy;
- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);
- Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
(c) Đối với giáo viên THCS và THPT
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định hồ sơ sổ sách giáo viên bao gồm:
- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học);
- Kế hoạch bài dạy (giáo án);
- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh;
- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
2. Hồ sơ đối với giáo viên là viên chức
(a) Hồ sơ gốc
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2019/TT-BNV, giáo viên mới tuyển dụng lần đầu phải thực hiện bộ hồ sơ gốc gồm:
- Quyển “Lý lịch viên chức” phản ánh toàn diện về bản thân, các mối quan hệ gia đình, xã hội do viên chức tự kê khai và được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận.
Tải quyển “Lý lịch viên chức” theo mẫu HS01-VC/BNV: Tại đây
- "Sơ yếu lý lịch viên chức" phản ánh tóm tắt thông tin về bản thân, mối quan hệ gia đình và xã hội do viên chức tự kê khai hoặc do người có trách nhiệm ghi từ quyển "Lý lịch viên chức” và các tài liệu bổ sung khác của viên chức. Sơ yếu lý lịch viên chức được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận.
Tải bản "Sơ yếu lý lịch viên chức" theo mẫu HS02-VC/BNV: Tại đây
- Bản sao giấy khai sinh có công chứng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tải tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu số 03/2013/TT-LLTP: Tại đây
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên cấp còn giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Bản sao có công chứng các loại giấy tờ có liên quan đến trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức như: bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trường hợp các văn bằng, chứng chỉ đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.
- Bản sao các quyết định tuyển dụng hoặc xét tuyển, tiếp nhận viên chức có công chứng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(b) Hồ sơ bổ sung hằng năm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2019/TT-BNV, giáo viên đang công tác hàng năm ngoài hồ sơ gốc đã kể trên thì phải thực hiện cập nhật, bổ sung các thành phần hồ sơ gồm:
- "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức" được đơn vị sử dụng viên chức kiểm tra, xác minh và xác nhận.
Tải "Phiếu bổ sung lý lịch viên chức" theo mẫu HS03-VC/BNV: Tại đây
- Bản sao các quyết định về việc xét chuyển, bổ nhiệm, biệt phái, điều động, luân chuyển, thăng hạng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật của viên chức.
- Bản tự kiểm điểm, tự nhận xét, đánh giá hàng năm của viên chức có xác nhận của đơn vị sử dụng viên chức.
Bản nhận xét, đánh giá, phân loại viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý viên chức (hàng năm, khi hết nhiệm kỳ, bầu cử hoặc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, khen thưởng, kỷ luật hoặc sau các đợt công tác, tổng kết học tập).
- Bản kê khai tài sản, bản kê khai tài sản bổ sung đối với đối tượng viên chức bắt buộc kê khai tài sản theo quy định của pháp luật.
- Đơn, thư kèm theo các văn bản thẩm tra, xác minh, biên bản, kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến viên chức và gia đình viên chức được phản ánh trong đơn, thư.
Không lưu trong thành phần hồ sơ những đơn, thư nặc danh, hoặc đơn, thư chưa được xem xét, kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
- Văn bản khác có liên quan trực tiếp đến quá trình công tác và các quan hệ xã hội của viên chức;
- Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải bổ sung đầy đủ các tài liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm vào hồ sơ viên chức.
3. Hồ sơ đánh giá phân loại viên chức, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Cuối mỗi năm học, giáo viên phải thực hiện đánh giá phân loại viên chức theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT
Việc đánh giá, phân loại giáo viên theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP được thực hiện theo các bước: giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng; họp tổ chuyên môn để đánh giá giáo viên; cấp có thẩm quyền nhận xét, đánh giá và quyết định xếp loại giáo viên.
Giáo viên mỗi năm học được đánh giá thành 4 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Xem Tổng hợp mẫu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp chuẩn nhất: Tại đây
Tổng hợp các loại hồ sơ sổ sách giáo viên phải thực hiện trong năm học 2024-2025, cụ thể ra sao?
Lịch tựu trường và khai giảng năm học 2024 2025 là khi nào?
Căn cứ theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có quy định về thời gian tựu trường năm học 2024 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2024.
Như vậy, căn cứ vào khung kế hoạch thì học sinh Tiểu học, THCS, THPT có thể sẽ tựu trường vào ngày 29/8. Riêng học sinh lớp 1 có thể tựu trường vào ngày 22/8.
Cụ thể về lịch tựu trường của 63 tỉnh thành phải chờ vào thông báo của UBND tại từng địa phương.
Các trường sẽ đồng loạt khai giảng năm học mới vào ngày 5/9 và đảm bảo 18 tuần thực học ở học kỳ 1, cùng 17 tuần thực học ở học kỳ 2. Các trường kết thúc năm học trước ngày 31/5/2025.
Lương giáo viên trong năm học mới có thay đổi không?
Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP (hết hiệu lực từ ngày 01/7/2024)
Căn cứ Thông tư 07/2024/TT-BNV thì tiền lương giáo viên là viên chức được tính bằng công thức:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, giáo viên cũng được hưởng thêm các khoản phụ cấp bổ sung như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên,... Bên cạnh đó sẽ khấu trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội từ mức lương hàng tháng.
Do đó, tổng tiền lương của giáo viên sẽ được tính dựa theo công thức sau:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp - Tiền đóng bảo hiểm
Do đó, mức lương của giáo viên trong năm học mới 2024 - 2025 sẽ tăng hơn so với năm vừa qua, cụ thể như sau:
(1) Bảng lương Giáo viên mầm non
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (tương đương viên chức loại A2, A1, A0).
(Một phần bảng lương giáo viên mầm non từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
(2) Bảng lương Giáo viên tiểu học
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên tiểu học từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
(3) Bảng lương Giáo viên trung học cơ sở
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên trung học cơ sở từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
(4) Bảng lương Giáo viên trung học phổ thông
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
(Một phần bảng lương giáo viên trung học phổ thông từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng)
Lưu ý: Tiền lương trên là mức lương dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
>> Xem chi tiết đầy đủ toàn bộ bảng lương giáo viên các cấp từ 1/7/2024 theo mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng: Tại đây
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?