Tổng Bí thư Việt Nam được thăm khám sức khoẻ hằng ngày có đúng không?
Tổng Bí thư Việt Nam được thăm khám sức khoẻ hằng ngày có đúng không?
Căn cứ theo điểm 2 Mục 2 Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định về chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ tại nhà đối với các cán bộ cấp cao như sau:
II- THỜI GIAN, CHẾ ĐỘ, NỘI DUNG KHÁM, KIỂM TRA SỨC KHOẺ TOÀN DIỆN ĐỊNH KỲ
...
2- Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ cán bộ trong nước và khi đi công tác trong nước, ngoài nước
2.1- Chế độ thăm khám, theo dõi sức khoẻ tại nhà hoặc cơ quan
- Đối với các đồng chí cán bộ chủ chốt (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội): Bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hằng ngày.
- Đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Bác sĩ theo dõi sức khoẻ thăm khám sức khoẻ ít nhất 2 lần/tuần hoặc hằng ngày tùy theo diễn biến sức khoẻ của cán bộ.
- Đối với Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng lực lượng vũ trang: Bác sĩ theo dõi sức khoẻ thăm khám sức khỏe ít nhất 1 lần/tuần hoặc hằng ngày tùy theo diễn biến sức khoẻ của cán bộ.
- Đối với các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, trưởng các ban đảng, bộ trưởng, trưởng đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương, bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương; thượng tướng lực lượng vũ trang:
+ Sức khoẻ loại A và loại B: Bác sĩ theo dõi sức khoẻ thăm khám sức khoẻ ít nhất 1 lần/tháng và khi có yêu cầu đột xuất.
+ Sức khoẻ loại C và loại D: Bác sĩ theo dõi sức khoẻ thăm khám sức khoẻ ít nhất 2 lần/tháng và khi có yêu cầu đột xuất.
- Các đồng chí phó trưởng ban đảng, thứ trưởng, phó trưởng đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chức vụ tương đương:
+ Sức khoẻ loại A và loại B: Bác sĩ theo dõi sức khoẻ thăm khám sức khoẻ ít nhất 3 tháng/1 lần và khi có yêu cầu đột xuất.
+ Sức khoẻ loại C và loại D: Bác sĩ theo dõi sức khoẻ thăm khám sức khoẻ ít nhất 2 tháng/1 lần và khi có yêu cầu đột xuất.
- Những trường hợp bệnh nặng, diễn biến phức tạp thì tùy theo tình hình thực tế bác sĩ theo dõi sức khoẻ phải theo dõi, thăm khám hằng ngày hoặc hàng tuần hoặc theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khoẻ cán bộ.
Theo đó, Tổng Bí Thư Việt Nam là một trong những cán bộ chủ chốt sẽ được bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hằng ngày tại nhà hoặc cơ quan.
Tổng Bí thư Việt Nam được thăm khám sức khoẻ hằng ngày có đúng không?
Tiêu chuẩn đối với đội ngũ, nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho Tổng Bí Thư là gì?
Căn cứ theo điểm 1 Mục 4 Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định như sau:
IV- TIÊU CHUẨN VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y TẾ LÀM CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁN BỘ
1- Tiêu chuẩn
1.1- Có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:
- Bác sĩ làm việc tại các Khoa A11, Nội A, Nội A1 của các bệnh viện được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cán bộ, các phòng bảo vệ sức khoẻ Trung ương là bác sĩ đa khoa, có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên thuộc một trong các chuyên khoa thuộc chuyên ngành nội khoa hoặc hồi sức cấp cứu.
- Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại các khoa, phòng chuyên khoa được phân công khám, chữa bệnh hoặc thực hiện các kỹ thuật y tế phục vụ cán bộ cấp cao là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên.
- Nhân viên y tế làm việc tại các khoa cận lâm sàng, thăm dò chức năng... được phân công thực hiện các kỹ thuật y tế phục vụ cán bộ cấp cao là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên hoặc cử nhân đúng chuyên ngành có trình độ đại học trở lên.
1.2- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có tinh thần trách nhiệm, tận tụy phục vụ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
2- Đối với các bác sĩ tiếp cận, phục vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, ngoài các tiêu chí trên phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (các bệnh viện đề xuất báo cáo danh sách trình Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương phê duyệt).
3- Các bác sĩ theo dõi sức khoẻ phục vụ cán bộ cấp cao khi đã nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, nhưng được đơn vị ký hợp đồng làm thêm, nếu bố trí tham gia theo dõi sức khoẻ, phục vụ cán bộ cấp cao có chức danh Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội phải được Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương xem xét đối với từng trường hợp cụ thể.
4- Các bác sĩ tiếp cận được giao nhiệm vụ quản lý, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao phải thực hiện nghiêm túc quy định bảo mật về hồ sơ sức khoẻ cán bộ.
5- Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, nhân viên y tế làm công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ.
Theo đó, đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc sức khoẻ cho Tổng Bí thư cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như trên.
Sức khỏe của Tổng bí thư Việt Nam có được xem là bí mật nhà nước hay không?
Căn cú theo điểm a khoản 11 Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 có quy định như sau:
Phạm vi bí mật nhà nước
...
11. Thông tin về y tế, dân số:
a) Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;
Đồng thời dẫn chiếu đến Điều 3 Quy định 02-QĐ/TW năm 2018 có giải thích như sau:
Giải thích một số từ ngữ áp dụng trong hoạt động đối ngoại đảng
- “Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước” gồm các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội; “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước” gồm lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ và Phó Chủ tịch Quốc hội. “Lãnh đạo Đảng” gồm đồng chí Tổng Bí thư, đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.
Như vậy, Tổng bí thư được xem là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chính vì vậy, thông tin bảo vệ sức khỏe của Tổng bí thư được xem là bí mật nhà nước.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?