Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam thì sẽ hưởng lương như thế nào?
Tổng Bí thư có được làm Chủ tịch nước Việt Nam hay không?
Theo quy định tại Điều 87 Hiến pháp 2013 thì Chủ tịch nước Việt Nam do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về tiêu chuẩn của Chủ tịch nước như sau:
Chủ tịch nước
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Như vậy, hiện nay Tổng Bí thư vẫn có thể làm Chủ tịch nước.
Tuy nhiên đây được xem là 2 chức vụ cán bộ lãnh đạo cao nhất của nước ta, việc một người làm 2 chức vụ ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc. Tính đến thời điểm hiện tại, có 2 trường hợp xảy ra:
- Ngày 23/10/2018 - 05/4/2021: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đồng thời làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ngày 19/02/1951 - 02/9/1945: Chủ tịch nước Hồ Chí Minh vừa làm Chủ tịch Đảng.
Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam thì sẽ hưởng lương như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam thì sẽ hưởng lương như thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương
1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo
..
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
...
Theo đó, hiện nay nếu người vừa là Tổng Bí thư vừa là Chủ tịch nước thì sẽ xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất và được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
Lương của Tổng Bí thư hay lương của Chủ tịch nước cao hơn?
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP mức lương cụ thể được tính bằng công thức như sau:
Mức lương = Lương cơ sở x hệ số lương
Trong đó:
- Lương cơ sở = 1.490.000 đồng/tháng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
- Hệ số lương Tổng Bí thư = 13,00 (Theo Mục I Bảng lương chức vụ lãnh đạo Đảng, Mặt trận và các Đoàn thể Trung ương Ban hành kèm theo Quyết định 128-QĐ/TW năm 2004)
- Hệ số lương Chủ tịch nước = 13,00 (Theo Mục I Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước ban hành tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11)
Theo công thức trên:
- Mức lương Tổng Bí thư = 1.490.000 x 13 = 19,37 triệu đồng/tháng.
- Mức lương Chủ tịch nước = 1.490.000 x 13 = 19,37 triệu đồng/tháng.
Như vậy, hiện nay mức lương của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước là bằng nhau.
Tổng Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam sẽ hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm hiện nay là bao nhiêu?
Theo quy định Mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ
1- Mức phụ cấp:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
2- Cách tính trả phụ cấp.
a) Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x (10%)
b) Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.
c) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu trường hợp Tổng Bí thư vừa giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 10% mức lương Chủ tịch nước cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của Tổng Bí thư.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?