Toàn bộ vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi từ 14/1/2025, cụ thể ra sao?
Toàn bộ vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi, cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
2. Thông tư này áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
3. Thông tư này không áp dụng đối với giáo dục nghề nghiệp.
Và căn cứ theo Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi
1. Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
2. Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
3. Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
5. Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.
6. Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
7. Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Theo đó, toàn bộ vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi gồm:
- Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
- Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
- Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
- Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.
- Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Lưu ý: quy định trên áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
Đồng thời, không áp dụng đối với giáo dục nghề nghiệp.
Toàn bộ vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức Bộ GD&ĐT thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3086/QĐ-BGDĐT năm 2024, thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức Bộ GD&ĐT thuộc về:
- Đối với công chức: Bộ trưởng; Người đứng đầu các đơn vị sử dụng công chức.
- Đối với viên chức: Bộ trưởng; Hội đồng trường/hội đồng đại học; Người đứng đầu Cục, Văn phòng, Thanh tra; Người đứng đầu các đơn vị sử dụng viên chức (không phải là Cục, Văn phòng, Thanh tra).
Tiêu chí chính trị tư tưởng về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức Bộ GD&ĐT như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3086/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức
1. Chính trị tư tưởng
a) Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
b) Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức.
c) Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
d) Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
...
Theo đó, tiêu chí chính trị tư tưởng về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức Bộ GD&ĐT như sau:
- Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
- Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức.
- Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
- Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
Lưu ý: Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?