Toàn bộ 05 chức năng của cơ quan tổng cục chính trị trong quân đội như thế nào?
Toàn bộ 05 chức năng của cơ quan tổng cục chính trị trong quân đội như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục 2 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021, toàn bộ 05 chức năng của cơ quan tổng cục chính trị trong quân đội như sau:
(1) Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân ủy Trung ương.
(2) Cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở cấp quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, quân đoàn, binh chủng, Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng, các tổng cục, Học viện Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và đơn vị tương đương hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy (bí thư cấp ủy) cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị.
Căn cứ sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị; nghị quyết của đảng ủy cấp mình và sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy (bí thư cấp ủy), mệnh lệnh của người chỉ huy cùng cấp, tình hình nhiệm vụ và kế hoạch công tác của đơn vị, cục chính trị đề xuất để đảng ủy quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; trực tiếp tổ chức thực hiện những nội dung thuộc cấp mình và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới thực hiện.
Cục Chính trị quân khu, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng còn có trách nhiệm phối hợp với các cấp ủy địa phương để chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên và trong bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương; phối hợp với các ban của cấp ủy địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các mặt công tác trên.
Cục Chính trị các quân chủng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tổng cục Tình báo và binh chủng còn có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục Chính trị về công tác đảng, công tác chính trị thuộc chuyên ngành quân, binh chủng mình và phối hợp với cơ quan chính trị các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ở các đơn vị thuộc chuyên ngành mình trong toàn quân theo sự ủy nhiệm của Tổng cục Chính trị.
Cục Chính trị - Tổ chức Ban Cơ yếu Chính phủ còn có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục Chính trị các mặt hoạt động công tác đảng, công tác chính trị liên quan đến lực lượng cơ yếu; phối hợp với cơ quan chính trị các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan chức năng của các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các mặt hoạt động đó theo sự ủy nhiệm của Tổng cục Chính trị.
(3) Phòng chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh 86; học viện, trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng và trường trung cấp; trường quân sự quân khu, quân đoàn; sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, lữ đoàn, bộ chỉ huy quân sự và bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; binh đoàn, các tập đoàn, tổng công ty và đơn vị tương đương, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy; sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy (bí thư cấp ủy) cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên.
Căn cứ sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên, nghị quyết của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy (bí thư cấp ủy) và mệnh lệnh của người chỉ huy cùng cấp, tình hình nhiệm vụ, tính chất hoạt động và kế hoạch công tác của đơn vị, phòng chính trị đề xuất để đảng ủy quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện.
Phòng chính trị của bộ chỉ huy quân sự và bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (kể cả Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) còn có trách nhiệm phối hợp với huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và nhiệm vụ biên phòng ở địa phương. Phối hợp với các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các mặt công tác trên.
(4) Ban chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở cấp trung đoàn, ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị tương đương, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy) cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên.
Căn cứ kế hoạch của cơ quan chính trị cấp trên, nghị quyết của đảng ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy) và mệnh lệnh của người chỉ huy cùng cấp, tình hình nhiệm vụ, đối tượng, hoàn cảnh và kế hoạch hoạt động của đơn vị, ban chính trị đề xuất để đảng ủy quyết định nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; xây dựng kế hoạch, trực tiếp tiến hành và hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện.
Ban chính trị của ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn có trách nhiệm phối hợp với đảng ủy (chi bộ) xã, phường, thị trấn để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tiến hành công tác đảng, công tác chính trị đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.
(5) Ở những đơn vị, cơ quan không đủ điều kiện lập cơ quan chính trị mà bố trí trợ lý chính trị, thì trợ lý chính trị căn cứ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên, nghị quyết của cấp ủy (chi bộ) cấp mình, tình hình nhiệm vụ đơn vị, đề xuất với chính trị viên (bí thư cấp ủy, chi bộ) cùng cấp về nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị và đôn đốc việc thực hiện ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền.
Toàn bộ 05 chức năng của cơ quan tổng cục chính trị trong quân đội như thế nào? (Hình từ Internet)
Quân đội là thành phần của lực lượng vũ trang đúng không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Theo đó, Quân đội là một trong ba thành phần của lực lượng vũ trang.
Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân là ngày mấy?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
...
Theo đó, ngày truyền thống của Quân đội nhân dân là ngày 22 tháng 12 hằng năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?