Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm theo trình tự nào?

Trình tự họp của tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm? Sau khi họp hội đồng kỷ luật công chức thì quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực bao lâu? Câu hỏi cảu anh Hải (Nghệ An).

Các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với công chức?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật như sau:

Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, công chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm theo trình tự nào?

Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm theo trình tự nào? (Hình từ Internet)

Trình tự họp của tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm?

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về trình tự tổ chức họp Hội đồng kỷ luật công chức có hành vi vi phạm như sau:

(1) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.

(2) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của công chức có hành vi vi phạm và các tài liệu khác có liên quan.

(3) Công chức có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm.

Trường hợp công chức có hành vi vi phạm vắng mặt nhưng có bản kiểm điểm thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay; trường hợp có mặt nhưng không làm bản tự kiểm điểm hoặc vắng mặt và không có bản kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.

(4) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm.

(5) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến.

(6) Công chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu công chức có hành vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.

(7) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu về việc có kỷ luật hay không kỷ luật; trường hợp đa số phiếu kiến nghị kỷ luật thì bỏ phiếu về việc áp dụng hình thức kỷ luật; việc bỏ phiếu được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín theo phương pháp tích phiếu.

(8) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp.

(9) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký biên bản cuộc họp.

Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực bao lâu?

Căn cứ khoản 4 Điều 30 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về quyết định kỷ luật công chức như sau:

Quyết định kỷ luật công chức
...
4. Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong thời gian này, nếu công chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này. Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ công chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của công chức.

Như vậy, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trong thời gian này, nếu công chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Kỷ luật công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Hình thức kỷ luật đối với công chức không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền?
Lao động tiền lương
Thủ tục xử lý kỷ luật công chức gồm mấy bước? Thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật công chức như thế nào?
Lao động tiền lương
Thời gian nâng lương của công chức bị kỷ luật khiển trách có bị kéo dài không?
Lao động tiền lương
Công chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức khi vi phạm những lỗi gì?
Lao động tiền lương
Không tính vào thời hiệu xử lý kỷ luật công chức trong những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Quyết định kỷ luật công chức có phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành không?
Lao động tiền lương
Trình tự ra quyết định kỷ luật công chức được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức được miễn trách nhiệm khi phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc xử lý kỷ luật công chức hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Công chức sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào khi sử dụng văn bằng không hợp pháp để được tuyển dụng?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kỷ luật công chức
284 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỷ luật công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỷ luật công chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào