Tố cáo là gì? Thời gian công khai kết luận nội dung tố cáo của công đoàn là bao lâu?
Tố cáo là gì?
Theo Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Theo đó Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tố cáo bao gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Thời gian công khai kết luận nội dung tố cáo của công đoàn là bao lâu?
Theo Điều 27 Quy định về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
2. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
c) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
d) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Theo đó công đoàn phải thực hiện công khai kết luận nội dung tố cáo trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo.
Tố cáo là gì? Thời gian công khai kết luận nội dung tố cáo của công đoàn là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thủ tục giải quyết tố cáo bao gồm các loại giấy tờ gì?
Theo Điều 26 Quy định về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định:
Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo
1. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:
a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
b) Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
c) Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
e) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
g) Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
h) Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
...
Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn tố cáo hoặc các văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
- Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
- Biên bản xác minh; bản kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
- Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
- Bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
- Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
- Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, các văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
- Ngoài ra còn có các tài liệu khác có liên quan.
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
- Tiếp tục có đợt tăng lương hưu mới có vượt hơn 15% mức tăng lương hưu vừa qua không?