Tiêu chuẩn thi giáo viên dạy giỏi các cấp là gì?
Tiêu chuẩn thi giáo viên dạy giỏi các cấp là gì?
Sau đây là tiêu chuẩn thi giáo viên dạy giỏi các cấp:
(1) Đối với thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non:
- Giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp trường phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi, trong đó có các tiêu chí 1, 3, 4, 5, 6, 8 và 9 được quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT đạt mức tốt, bao gồm:
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em
Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em
Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp
Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
- Giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
+ Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường năm tham dự Hội thi.
- Giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
+ Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm tham dự Hội thi.
(Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT)
(2) Đối với thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông:
- Giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: Giáo viên tham dự Hội thi cấp trường phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi, trong đó các tiêu chí của Tiêu chuẩn 2 (Tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ) được quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức tốt bao gồm:
Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em
Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em
Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em
- Giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
+ Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường năm tham dự Hội thi.
- Giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
+ Đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở tham dự Hội thi cấp tỉnh:
++ Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
++ Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm tham dự Hội thi.
+ Đối với giáo viên trung học phổ thông tham dự Hội thi cấp tỉnh:
++ Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
++ Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường năm tham dự Hội thi.
(Căn cứ theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT)
Tiêu chuẩn thi giáo viên dạy giỏi các cấp là gì? (Hình từ Internet)
Đánh giá nội dung thi giáo viên dạy giỏi như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT các nội dung thi giáo viên dạy giỏi được đánh giá như sau:
(1) Đối với phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục:
- Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 03 giám khảo cho điểm và đánh giá theo quy định hiện hành.
- Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, giám khảo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm với giáo viên dự thi.
(2) Đối với phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; công tác giảng dạy; công tác chủ nhiệm lớp:
- Giáo viên trình bày biện pháp; giám khảo trao đổi, đánh giá và thống nhất mức đạt hoặc chưa đạt. Phần trình bày biện pháp đạt mức đạt khi đảm bảo các yêu cầu: Nêu rõ được biện pháp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục, phù hợp với đối tượng trẻ em, học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc; biện pháp được nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận và có minh chứng về sự tiến bộ của trẻ em, học sinh khi áp dụng biện pháp. Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên thì phần trình bày biện pháp là chưa đạt.
- Phần trình bày biện pháp được ít nhất 03 giám khảo đánh giá.
Thời gian, địa điểm tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp sẽ do ai quyết định?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi
Thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học do thủ trưởng đơn vị quyết định theo phân cấp quản lý (cấp trường: Hiệu trưởng quyết định, cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định, cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định) đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng học tập của trẻ em và học sinh. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi có thể chia thành các điểm thi, cụm thi nhỏ và phải đảm bảo không gây khó khăn cho giáo viên tham gia dự thi.
Theo đó, tùy theo cấp thi mà thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi sẽ do người có thẩm quyền quyết định.
Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp định kỳ sẽ do:
- Ở cấp trường: Hiệu trưởng quyết định.
- Ở cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định.
- Ở cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định.
Tuy nhiên, việc quyết định thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng học tập của trẻ em và học sinh.
Tùy thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi có thể chia thành các điểm thi, cụm thi nhỏ và phải đảm bảo không gây khó khăn cho giáo viên tham gia dự thi.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?