Có bắt buộc giáo viên phải thi giáo viên dạy giỏi không?
Có bắt buộc giáo viên phải thi giáo viên dạy giỏi không?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
1. Mục đích Hội thi:
a) Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ em, học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành;
b) Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;
c) Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non; công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên phổ thông.
2. Nguyên tắc của Hội thi:
a) Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
c) Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Theo quy định về nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi phải dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi.
Do đó, sẽ không bắt buộc giáo viên phải thi giáo viên dạy giỏi.
Có bắt buộc giáo viên phải thi giáo viên dạy giỏi không? (Hình từ Internet)
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi được bảo lưu không?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
1. Giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và được cấp giấy chứng nhận của cơ quan tổ chức Hội thi khi tham gia đủ các nội dung của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và đạt các yêu cầu theo quy định về đánh giá kết quả của giáo viên dự thi theo từng cấp quy định tại Điều 17 của Quy định này.
2. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được bảo lưu như sau: Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường; danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện; danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh được bảo lưu trong thời hạn 03 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh.
3. Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được bảo lưu không sử dụng làm tiêu chuẩn để tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp.
Theo đó, danh hiệu giáo viên dạy giỏi được bảo lưu.
- Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường;
- Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện được bảo lưu trong thời hạn 01 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện;
- Danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh được bảo lưu trong thời hạn 03 năm tiếp theo năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thi, đánh giá các nội dung và kết quả Hội thi
1. Tổ chức thi: Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi; thông báo lịch thi cho các cá nhân và đơn vị tham gia; tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dự thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, dự phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp của giáo viên tham dự Hội thi.
...
Theo đó, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi như sau:
- Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi;
- Thông báo lịch thi cho các cá nhân và đơn vị tham gia;
- Tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dự thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, dự phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên tham dự Hội thi.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?