Tiêu chuẩn mới nhất về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự là gì?
Tiêu chuẩn mới nhất về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Ngạch Chấp hành viên cao cấp
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
b) Nắm vững và am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
d) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; có khả năng phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
đ) Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
e) Thành thạo các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
g) Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác thi hành án dân sự, công tác thi hành án hành chính; có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp trong nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác thi hành án;
h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
...
Theo đó, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự gồm:
- Nắm vững và am hiểu sâu sắc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Nắm vững và am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
- Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; có khả năng phối hợp tốt với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;
- Thành thạo các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác thi hành án dân sự, công tác thi hành án hành chính; có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp trong nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác thi hành án;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Tiêu chuẩn mới nhất về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự là gì?
Tiêu chuẩn chung đối với ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
6. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
7. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, tiêu chuẩn chung đối với ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự gồm:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tiêu cực;
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực;
- Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ.
Mã số ngạch Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự là bao nhiêu theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Mã số ngạch công chức thi hành án dân sự
1. Chấp hành viên cao cấp
Mã số: 03.299
2. Chấp hành viên trung cấp
Mã số: 03.300
3. Chấp hành viên sơ cấp
Mã số: 03.301
4. Thẩm tra viên cao cấp thi hành án
Mã số: 03.230
5. Thẩm tra viên chính thi hành án
Mã số: 03.231
6. Thẩm tra viên thi hành án
Mã số: 03.232
7. Thư ký thi hành án
Mã số: 03.302
8. Thư ký trung cấp thi hành án
Mã số: 03.303
Theo đó, Chấp hành viên cao cấp thi hành án dân sự có mã số ngạch là 03.299.
Thông tư 02/2024/TT-BTP có hiệu lực từ 18/5/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?