Tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng tham gia phát triển chương trình đào tạo là gì?

Theo quy định hiện hành tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng tham gia phát triển chương trình đào tạo là gì?

Tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng tham gia phát triển chương trình đào tạo là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng tham gia phát triển chương trình đào tạo như sau:

Giáo viên thỉnh giảng đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:

- Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;

- Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;

- Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;

- Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.

Tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng tham gia phát triển chương trình đào tạo là gì?

Tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng tham gia phát triển chương trình đào tạo là gì?

Trách nhiệm của giáo viên thỉnh giảng được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định:

Trách nhiệm của nhà giáo thỉnh giảng
1. Thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo theo quy định của pháp luật về giáo dục.
2. Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng.
3. Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng.
4. Nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.

Theo đó, trách nhiệm của giáo viên thỉnh giảng được quy định như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo quy định của pháp luật về giáo dục.

- Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến hợp đồng thỉnh giảng.

- Thực hiện các cam kết của hợp đồng thỉnh giảng.

- Giáo viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức nơi mình công tác; đưa kế hoạch thỉnh giảng vào chương trình công tác; phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi mình công tác trước khi giao kết và sau khi chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng.

Hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên thỉnh giảng có mấy loại?

Căn cứ tại Điều 7 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định:

Hợp đồng thỉnh giảng
1. Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức
a) Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.
b) Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
2. Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
a) Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.
b) Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.

Theo đó, có 2 loại hợp đồng thỉnh giảng đối với giáo viên thỉnh giảng. Bao gồm:

- Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc.

- Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động.

Quyền của giáo viên thỉnh giảng được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT quy định về chế độ thỉnh giảng trong cơ sở giáo dục, có quy định quyền của giáo viên thỉnh giảng như sau:

- Được hưởng tiền công, tiền lương và quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.

- Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm vào các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật.

- Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết và được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm - Giáo viên thỉnh giảng
157 lượt xem
Giáo viên thỉnh giảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giáo viên thỉnh giảng là cán bộ phải chịu trách nhiệm gì khi thỉnh giảng?
Lao động tiền lương
Giáo viên thỉnh giảng có cần tuân thủ nguyên tắc về quan hệ dân sự hay không?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng tham gia phát triển chương trình đào tạo là gì?
Lao động tiền lương
Giáo viên thỉnh giảng có quyền hạn như thế nào?
Lao động tiền lương
Giáo viên thỉnh giảng tham gia biên soạn giáo trình thì ký hợp đồng gì?
Lao động tiền lương
Mức lương của giáo viên thỉnh giảng tiểu học là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của giáo viên thỉnh giảng được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng là gì?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên thỉnh giảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên thỉnh giảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào