Tiêu chuẩn của một diễn viên hạng 2 được quy định ra sao?
Đối với diễn viên hạng 2 thì được xếp lương như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định nguyên tắc xếp lương như sau:
Nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh
1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.
2. Khi bổ nhiệm và xếp lương vào các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bên cạnh đó, theo Điều 13 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định cách xếp lương đối với diễn viên hạng 2 như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
...
b) Đối với chức danh diễn viên:
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Như vậy, Chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng 2 hiện nay giao động từ 5.960.000 đồng đến 9.506.200 đồng. Bên cạnh đó, từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng tiền lương công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành. Nên lương của diễn viên hạng 2 có thể tăng lên từ 7.200.000 đến 11.484.000 đồng.
Tiêu chuẩn chung mà một viên chức chức danh Diễn viên (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung mà một viên chức chức danh diễn viên cần phải có là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định các nhóm chức danh diễn viên như sau:
Mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh
1. Nhóm chức danh đạo diễn nghệ thuật, bao gồm:
a) Đạo diễn nghệ thuật hạng I - Mã số: V.10.03.08
b) Đạo diễn nghệ thuật hạng II - Mã số: V.10.03.09
c) Đạo diễn nghệ thuật hạng III - Mã số: V.10.03.10
d) Đạo diễn nghệ thuật hạng IV - Mã số: V.10.03.11
2. Nhóm chức danh diễn viên, bao gồm:
a) Diễn viên hạng I - Mã số: V.10.04.12
b) Diễn viên hạng II - Mã số: V.10.04.13
c) Diễn viên hạng III - Mã số: V.10.04.14
d) Diễn viên hạng IV - Mã số: V.10.04.15
Như vậy hiện nay, viên chức chức danh diễn viên được phân thành 4 nhóm là diễn viên hạng 1,2,3 và diễn viên hạng 4.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn chung như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh
1. Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Cống hiến cho sự nghiệp phát triển nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh; có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
3. Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với công chúng; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4. Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
5. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Như vậy, đối với viên chức chức danh diễn viên hạng 2 nói riêng và các hạng khác nói chung cần đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo quy định pháp luật.
Tiêu chuẩn của một diễn viên hạng 2 được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 10/2022/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn đối với diễn viên hạng 2 như sau:
Diễn viên hạng II - Mã số: V.10.04.13
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh theo yêu cầu vị trí việc làm. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác phải được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” hoặc được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức diễn viên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh;
b) Có tài năng nghệ thuật về lĩnh vực chuyên ngành;
c) Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, vận dụng vào việc sáng tạo hình tượng nghệ thuật; đặc trưng cơ bản và đặc điểm của các môn nghệ thuật kết hợp, kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật có liên quan;
d) Có khả năng nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn.
Như vậy đối với diễn viên hạng 2 ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp, để trở thành diễn viên hạng 2 cần đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng cũng như các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?