Tiền lương làm thêm giờ có phải tính đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Xin cho hỏi, tiền lương làm thêm giờ có phải tính đóng bảo hiểm xã hội hay không? Có phải chịu thuế TNCN hay không? - Câu hỏi của chị Hồng Hân (Hải Dương).

Tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính thế nào?

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có nêu:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên thì tiền lương làm thêm giờ sẽ được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm).

Tiền lương làm thêm giờ có tính đóng bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)

Tiền lương làm thêm giờ có phải chịu thuế TNCN hay không?

Tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định thu nhập chịu thuế TNCN gồm các khoản thu nhập sau đây:

Thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.

Đồng thời, tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì thuộc đối tượng không chịu thuế thu nhập cá nhân.

Cụ thể phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do làm việc thêm giờ, làm đêm được xác định như sau:

Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do làm việc thêm giờ, làm đêm = Tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ - Tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường

Theo đó, thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ thì thuộc đối tượng không chịu thuế TNCN.

Phần còn lại của tiền lương làm thêm giờ sẽ thuộc đối tượng tính thuế TNCN và sẽ tính thuế như bình thường.

Tiền lương làm thêm giờ có phải tính đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Hiện nay, các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/09/2021), cụ thể như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Có thể thấy rằng, về việc xác định người lao động có làm thêm giờ hay không và người sử dụng lao động có phải trả lương làm thêm giờ hay không thì còn tùy thuộc vào hình thức trả lương áp dụng đối với người lao động đó. Cụ thể như sau:

- Nếu người lao động hưởng lương theo thời gian sẽ được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài giờ làm việc bình thường theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Nếu người lao động được hưởng lương theo sản phẩm và lương khoán sẽ được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm số lượng sản phẩm, khối lượng công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động ngoài định mức được giao trong giờ làm việc bình thường.

- Ngoài ra, người lao động nếu như là người lãnh đạo, người phục vụ, thì NSDLĐ nên quy định nguyên tắc xác định làm thêm giờ cụ thể để có cơ sở, căn cứ hợp lý để thanh toán tiền lương làm thêm giờ.

Như vậy, tiền lương làm thêm giờ sẽ thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:

Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
...
5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
...
c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
...
c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Như vậy, tiền lương làm thêm giờ là các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động, cho nên người lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Làm thêm giờ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời gian làm việc nào được xem là làm thêm giờ?
Lao động tiền lương
Người lao động từ chối tăng ca thì người sử dụng lao động có được cho thôi việc không?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người lao động được nghỉ bù? Người lao động có bắt buộc phải đi làm ngày lễ?
Lao động tiền lương
Tổ chức làm thêm giờ thì có bắt buộc phải thông báo cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội không?
Lao động tiền lương
Người lao động có thể làm thêm giờ ban ngày hay ban đêm?
Lao động tiền lương
Công ty không thông báo bằng văn bản khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ một năm có vi phạm pháp luật không?
Lao động tiền lương
Thanh toán làm thêm giờ cho cán bộ công chức, người lao động trong các cơ quan Công đoàn thế nào?
Lao động tiền lương
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động? Người lao động được làm thêm không quá bao nhiêu giờ?
Lao động tiền lương
05 ngành nghề nào người lao động được làm thêm hơn 200 giờ/năm trong năm?
Lao động tiền lương
Mẫu giấy đề xuất tăng ca cho người lao động có nội dung gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Làm thêm giờ
2,435 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Làm thêm giờ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Làm thêm giờ

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 17 văn bản về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024 Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024 Tất tần tật văn bản hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào