Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng bao nhiêu theo Luật mới?
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng bao nhiêu theo Luật mới?
Tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
...
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
...
Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở đang được áp dụng là 2.340.000 đồng/tháng, do đó, mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ là 2.340.000 đồng.
Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
Như vậy, nếu từ 1/7/2025 khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực mà lương cơ sở không thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng 46.800.000 đồng.
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cao nhất bằng bao nhiêu theo Luật mới?
Những ai được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc từ 01/7/2025?
Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
...
d) Đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Sau ít nhất 12 tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội;
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
...
Theo đó, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, tức từ ngày 01/7/2025 thì những đối tượng sau sẽ được lựa chọn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc:
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;
- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 không hưởng tiền lương.
Sắp tới, đóng BHXH bắt buộc bao nhiêu năm sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu?
Tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Theo đó, để được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thì cần có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với lao động nam và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm đối với lao động nữ.
- Tại sao điều chỉnh lương cơ sở làm tăng lương nhưng cải cách tiền lương thì chưa chắc?
- Bỏ mức lương cơ sở và trả lương công chức viên chức theo kết quả thực hiện nhiệm vụ đúng không?
- Tăng hay giảm tiền lương khi điều chỉnh 07 bảng lương của cán bộ công chức viên chức và LLVT?
- Trước 31/12/2024 phải thực hiện kế hoạch cải cách tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về việc rà soát toàn bộ khung khổ pháp lý ra sao?
- Chính sách tiền lương giáo viên: không chỉ tăng mà còn được ưu tiên trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp phải không?