Tiền lương đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo Chương trình IM Japan là bao nhiêu?
Có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?
Hiện nay có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, hiện nay theo pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm “xuất khẩu lao động”. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có giải thích về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
....
Như vậy, xuất khẩu lao động có thể được hiểu là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Từ các quy định trên có thể hiểu hình thức đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo Chương trình IM Japan có thể xem là một dạng đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hay có thể gọi là đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Tiền lương đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo Chương trình IM Japan là bao nhiêu?
Căn cứ theo Thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Trung tâm lao động nước ngoài có quy định về tiền lương khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo Chương trình IM Japan như sau:
Quyền lợi:
- Người lao động đủ điều kiện tham gia chương trình này gọi là thực tập sinh, được tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm hoặc 1 năm; được hưởng trợ cấp 80.000 yên/tháng trong thời gian tu nghiệp (01 tháng đầu) và hưởng lương theo hợp đồng ký với công ty tiếp nhận trong thời gian thực tập kỹ thuật với mức lương tối thiểu trong năm thứ nhất và thứ hai là 95.000 yên/ tháng, năm thứ ba là 100.000 yên/ tháng; được bảo hiểm trong thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật.
Trường hợp thực tập sinh phải về nước trước khi kết thúc thời hạn hợp đồng thực tập kỹ thuật vì lý do công ty tiếp nhận không có việc làm, phá sản và tổ chức IM Japan không thể tìm được công ty tiếp nhận khác thì cứ mỗi tháng còn lại của hợp đồng thực tập kỹ thuật, thực tập sinh sẽ được nhận khoản tiền hỗ trợ là: 48.000 yên/tháng x số tháng còn lại của năm đầu tiên; trong năm thứ 2 (từ tháng 13 đến tháng 24): 54.000 yên/tháng x số tháng còn lại; trong năm thứ 3 (từ tháng 25 đến tháng 36): 60.000 yên/ tháng x số tháng còn lại.
- Sau khi hoàn thành chương trình thực tập kỹ thuật, về nước đúng thời hạn sẽ được Tổ chức IM Japan hỗ trợ một khoản tiền để tái hòa nhập và phát triển sự nghiệp, cụ thể:
+ 600.000 yên, đối với thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật theo hợp đồng 3 năm.
+ 200.000 yên, đối với thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật theo hợp đồng 1 năm.
Nghĩa vụ:
- Thực tập sinh phải chấp hành các quy định của pháp luật Nhật Bản và Quy tắc thực tập kỹ thuật.
- Tuân thủ đúng hợp đồng thực tập kỹ thuật đã ký kết với công ty tiếp nhận Nhật Bản.
Tiền lương:
Thực tập sinh thực tập kỹ thuật tại công ty tiếp nhận Nhật Bản được hưởng tiền lương theo hợp đồng, mức tiền lương trong hợp đồng không thấp hơn mức lương tối thiểu đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quy định. Tiền lương sẽ được công ty chuyển hàng tháng vào tài khoản của thực tập sinh.
Thực tập sinh khi được công ty yêu cầu làm thêm giờ sẽ được hưởng tiền lương làm thêm giờ. Tiền lương mỗi giờ làm thêm trong trường hợp công ty yêu cầu thực tập sinh phải làm thêm giờ ngoài thời gian quy định của luật và làm việc vào ngày nghỉ như sau:
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ quy định và trong thời giờ luật định: bằng 1,0 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm ngoài giờ luật định: bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ theo luật định: bằng 1,35 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng;
+ Tiền lương giờ làm thêm trong trường hợp làm thêm vào ban đêm (từ 22 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau): bằng 1,25 lần so với tiền lương giờ theo hợp đồng.
Thực tập sinh khi làm việc tại Nhật Bản sẽ phải đóng thuế và các loại bảo hiểm. Thực tập sinh sẽ bị khấu trừ từ tiền lương để đóng thuế và bảo hiểm. Ngoài ra, trong hợp đồng với công ty tiếp nhận Nhật Bản có yêu cầu thực tập sinh tự chi trả các loại tiền như: nhà ở, tiền điện, gas... thì cũng sẽ khấu trừ từ tiền lương của thực tập sinh.
Xem thông tin chi tiết Giới thiệu về chương trình IM Japan tại: http://colab.gov.vn/tin-tuc/1309/Gioi-thieu-ve-chuong-trinh-IM-Japan.aspx
Hằng năm xuất khẩu lao động Nhật Bản chiếm trên 50% lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể ra sao?
Vừa qua tại hội thảo "Nhìn lại chặng đường hợp tác trong lao động, việc làm và an sinh xã hội 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản.
Đã đề cập thông tin về những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang Nhật làm việc chiếm trên 50% số lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh.
Tính đến tháng 12/2022, tổng số lao động Việt Nam hiện sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345.000 người.
Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật, Việt Nam là nước đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm và số lượng thực tập sinh đang thực tập tại nước này. Hiện tại có hơn 200.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản (chiếm hơn 50% tổng số thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản).
Vấn đề trao đổi nhân lực giữa hai nước, Nhật Bản hiện tiếp nhận số lao động lớn nhất từ Việt Nam. Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2022, có khoảng 176.000 thực tập sinh kỹ năng và 77.000 thực tập sinh kỹ năng đặc định của Việt Nam sinh sống, làm việc trên đất Nhật.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét lại hệ thống thực tập kỹ năng và lao động kỹ năng đặc định. Việc rà soát, điều chỉnh lần này không phải là bãi bỏ chế độ thực tập sinh kỹ năng mà vì mục tiêu giúp người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, sau khi sang Nhật có thể an tâm sinh sống và làm việc lâu dài tại đây.
Xem chi tiết thông tại tại: https://baochinhphu.vn/viet-nam-dung-dau-so-luong-thuc-tap-sinh-phai-cu-sang-nhat-102230825173732342.htm
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?