Tiền hoa hồng trong kinh doanh đa cấp được quy định như thế nào?
Kế hoạch trả thưởng của kinh doanh đa cấp được quy định như nào?
Kế hoạch trả thưởng đã được giải thích tại Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. Kế hoạch trả thưởng là kế hoạch được doanh nghiệp bán hàng đa cấp sử dụng để tính hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng từ kết quả của hoạt động bán hàng của mình và của những người khác trong mạng lưới.
Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 40/2018/NĐ-CP cũng có quy định về Kế hoạch trả thưởng như sau:
Kế hoạch trả thưởng
Kế hoạch trả thưởng phải quy định rõ điều kiện đạt được, hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác chi trả từng cấp bậc, danh hiệu người tham gia bán hàng đa cấp.
Như vậy, có thể thấy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia lao động khi ký kết hợp đồng tham gia, pháp luật đã có quy định về việc kế hoạch trả thưởng phải quy định rõ điều kiện đạt được, hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác chi trả từng cấp bậc, danh hiệu người tham gia bán hàng đa cấp để tạo sự minh bạch và công bằng khi trả thưởng.
Tiền hoa hồng trong kinh doanh đa cấp được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiền hoa hồng trong kinh doanh đa cấp được quy định như thế nào?
Tiền hoa hồng trong kinh doanh đa cấp được quy định tại Điều 48 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
Hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm trả hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp theo kế hoạch trả thưởng đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
2. Tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác, bao gồm cả lợi ích được hưởng theo chương trình khuyến mại, trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong một năm quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
3. Doanh thu bán hàng đa cấp quy định tại khoản 2 Điều này là doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
4. Tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm khoản chênh lệch giữa mức giá bán lẻ mà doanh nghiệp thông báo và mức giá mà doanh nghiệp bán cho người tham gia bán hàng đa cấp.
5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán hoa hồng, tiền thưởng, khuyến mại và các lợi ích kinh tế khác bằng tiền cho người tham gia bán hàng đa cấp dưới hình thức chuyển khoản qua ngân hàng.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp cũng như bên doanh nghiệp khi người bán hàng đa cấp không bán được sản phẩm, pháp luật còn có quy định thêm về việc trả hoa hồng trong trường hợp trả lại, mua lại hàng hoá tại Điều 47 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
Trả lại, mua lại hàng hóa
1. Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
2. Hàng hóa trả lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn;
b) Kèm theo hóa đơn mua số hàng hóa được yêu cầu trả lại.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu trả lại hàng hóa hợp lệ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại các hàng hóa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và hoàn trả theo mức thỏa thuận với người tham gia bán hàng đa cấp nhưng không thấp hơn 90% số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận số hàng hóa đó.
4. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua số hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Điều này.
5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền thu lại từ những người tham gia bán hàng đa cấp khác tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác đã nhận liên quan đến số hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Điều này.
6. Trường hợp hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Như vậy, tiền hoa hồng trong trường hợp trả lại, mua lại hàng hoá sẽ bị điều chỉnh như trên, cụ thể:
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua số hàng hóa bị trả lại.
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền thu lại từ những người tham gia bán hàng đa cấp khác tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác đã nhận liên quan đến số hàng hóa bị trả lại.
Doanh nghiệp trả tiền hoa hồng vượt mức quy định có sao không?
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 40/2018/NĐ-CP nêu trên có đề cập:
Tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác, bao gồm cả lợi ích được hưởng theo chương trình khuyến mại, trả cho người tham gia bán hàng đa cấp trong một năm quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Do đó trường hợp doanh nghiệp trả tiền hoa hồng có tổng giá trị vượt mức quy định trên là hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và bị xử lý theo quy định tại Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 41 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
...
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
đ) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác, bao gồm cả lợi ích được hưởng theo chương trình khuyến mại, trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp;
Như vậy, khi lập kế hoạch trả thưởng cũng như thực hiện trả thưởng cho người tham gia bán hàng đa cấp, doanh nghiệp nên cân nhắc, xem xét và điều chỉnh mức trả thưởng phù hợp để có thể vừa thu hút, hỗ trợ người bán hàng vừa đáp ứng được quy định pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?