Tiến hành tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức sau khi thông báo triệu tập bao lâu?
Tiến hành tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức sau khi thông báo triệu tập bao lâu?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự tổ chức kiểm định
1. Hội đồng kiểm định thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kiểm định công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh, Hội đồng kiểm định tiến hành tổ chức kiểm định.
2. Việc tổ chức kiểm định được thực hiện trên máy vi tính. Kết quả kiểm định được thông báo cho thí sinh được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài kiểm định và không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả kiểm định.
3. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ kiểm định, Hội đồng kiểm định báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức phê duyệt kết quả kiểm định; kết quả kiểm định được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo đó, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh, Hội đồng kiểm định tiến hành tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Tiến hành tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức sau khi thông báo triệu tập bao lâu? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian kiểm định
1. Hình thức kiểm định: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Nội dung kiểm định: Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
3. Thời gian, số lượng câu hỏi kiểm định:
a) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.
b) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.
Theo đó, kiểm định chất lượng đầu vào công chức với nội dung như sau:
Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
Thành viên Ban giám sát thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 28 Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm thành viên Ban giám sát
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban giám sát
a) Thực hiện nhiệm vụ giám sát theo phân công của Trưởng ban giám sát; báo cáo Trưởng ban giám sát về kết quả giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng ban giám sát về nhiệm vụ được phân công.
b) Thành viên Ban giám sát được quyền vào phòng thi trong thời gian tổ chức thi; có quyền nhắc nhở thí sinh, Trưởng điểm thi, Phó trưởng điểm thi, giám thị phòng thi, giám thị hành lang, kỹ thuật viên máy vi tính và các thành viên khác của Hội đồng kiểm định, thành viên các ban giúp việc của Hội đồng kiểm định trong việc thực hiện nội quy, quy chế; được quyền yêu cầu giám thị phòng thi lập biên bản đối với thí sinh trong phòng thi vi phạm nội quy, quy chế (nếu có).
c) Kết thúc mỗi kỳ kiểm định, chậm nhất sau 03 ngày làm việc Ban giám sát có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ về kết quả hoạt động của Ban giám sát.
d) Thành viên kiêm Thư ký Ban giám sát có trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp của Ban giám sát.
4. Thành viên Ban giám sát được quyền lập biên bản trong trường hợp thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các ban giúp việc của Hội đồng kiểm định vi phạm nội quy, quy chế và đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức kiểm định xem xét, xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
5. Nội dung giám sát gồm: thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức kiểm định; về thực hiện nội quy, quy chế; về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các ban giúp việc của Hội đồng kiểm định.
6. Địa điểm giám sát: Tại địa điểm làm việc của Hội đồng kiểm định tổ chức kiểm định và tại các điểm thi.
7. Tiêu chuẩn thành viên Ban giám sát
a) Thành viên Ban giám sát là công chức, viên chức của tổ chức thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền kiểm định hoặc các thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
b) Không bố trí những người tham gia làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các ban giúp việc của Hội đồng kiểm định làm thành viên Ban giám sát.
...
Theo đó, thành viên Ban giám sát phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Thành viên Ban giám sát là công chức, viên chức của tổ chức thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền kiểm định hoặc các thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
- Không bố trí những người tham gia làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các ban giúp việc của Hội đồng kiểm định làm thành viên Ban giám sát.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Thời điểm chính thức tăng lương hưu là vào năm 2025 hay 2026?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?