Tiềm lực kinh tế là gì? Người lao động có vai trò như thế nào đối với tiềm lực kinh tế?
Tiềm lực kinh tế là gì?
Tiềm lực kinh tế là khả năng tiềm tàng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ tài nguyên, chất lượng, trình độ lực lượng lao động.
Tiềm lực kinh tế còn thể hiện ở tính cơ động và sức sống của nền kinh tế, khả năng bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thử thách ác liệt của chiến tranh.
Tiềm lực kinh tế có thể khác nhau tùy theo từng vùng, quốc gia, tập đoàn và phụ thuộc vào các nguồn lực sẵn có và cách khai thác và phát triển chúng.
Tiềm lực kinh tế là gì? Người lao động có vai trò như thế nào đối với tiềm lực kinh tế? (Hình từ Internet)
Người lao động có vai trò như thế nào đối với tiềm lực kinh tế?
Người lao động có vai trò rất quan trọng và tích cực đối với tiềm lực kinh tế, bởi vì:
- Người lao động là nguồn lực sản xuất chính, tạo ra giá trị kinh tế bằng tri thức, kỹ năng và sức lao động của mình.
- Người lao động là những người học hỏi, thích ứng và đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.
- Người lao động là những người góp phần vào việc tích lũy, chuyển giao và phát triển tri thức trong các tổ chức và xã hội.
- Người lao động là những người tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của các nhân viên trong doanh nghiệp.
- Người lao động là những người giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới.
- Người lao động là những người tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động.
- Người lao động là những người làm nền tảng để tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lương tối thiểu vùng của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.
Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.
Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?